Top 10 kỹ năng nhà tuyển dụng tìm kiếm

Trong thời buổi hiện nay, ngoài việc đối đầu với các đối thủ nặng ký thì bạn cần phải đáp ứng yêu cầu cao của nhà tuyển dụng. Chìa khóa duy nhất của bạn là phải biết người biết ta, nắm bắt rõ những kỹ năng mấu chốt mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.

1. Nhận thức về môi trường kinh doanh

Theo trang web doctorjob.com, đây là tố chất quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên trong buổi phỏng vấn. Ứng viên phải nhận thức rõ những lịch sử hình thành công ty và sự vận hành của thị trường.

Ngay khi được gọi mời phỏng vấn, việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty/hoặc tổ chức mình sắp đầu quân thông qua internet, báo chí, bạn bè và các bản tin nội bộ. Nhiều ứng viên hiện nay chỉ tập trung vào các thành tích và kinh nghiệm cá nhân mà bỏ qua bước cơ bản này khiến bạn mất điềm trầm trọng với nàh tuyển dụng.

2. Tự tin

Nhiều công ty hiện nay có những cách phỏng vấn khác nhau, từ kiểu hỏi đáp thân mật để đánh giá độ “chân thành” của ứng viên cho đến việc tạo áp lực bằng cách liên tục đưa ra các tình huống khó ăn để xem xét năng lực thực sự của người được phỏng vấn. Nhưng dù phải ứng phó với kiểu phỏng vấn nào đi nữa, bạn phải luôn giữ được sự tự tin và cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin của mình trong bát cứ việc gì bạn làm và bạn có những tố chất phù hợp với công việc.

3. Sáng kiến
Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có phải là người dễ mất bình tĩnh và run sợ khi phải đối mặt với những tình huống công việc không ngờ đến hay không? Do đó, hãy chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có một cái đầu lạnh, tỉnh táo và có khả năng tiếp cận vấn đề một cách logic.

4. Óc tổ chức
Kỹ năng phân loại công việc và chủ động phân bổ thời gian tương xứng với khối lương công vịệc đảm nhận là yếu tố không thể thiếu của một ứng viên lý tưởng. hãy thể hiện điều đó và cho nhà tuyển dụnng thấy bạn làm việc hiệu quả như thế nào để hoàn thành công việc đúng thời hạn ngay cả khi phải chịu nhiều áp lực về thời gian hoặc từ phía khách hàng.

5. Trách nhiệm cao
Đồng nghiệp cần phải biết bạn có ủng hộ và giúp đỡ họ nếu bản thân họ hoặc cônng ty rơi vào hòan cảnh khó khăn hay không. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn lgiữ vai trò trưởng nhóm hay giám sát.

6. Giao tiếp hiệu quả
Theo kết quả khảo sát gần đây của CIPD/KPMG, 40% doanh nghiệp xem giao tiếp là một trong ba kỹ năng quan trọng nhất mà ứng viên cần có. Giao tiếp là kênh quan trọng để truyền tải nội dung công việc cũng như củng cố quan hệ đồng nghiệp. Do đó, cho dù là bạn có ý khen ngợi hay phê bình mang tính chất xây dựng, hoặc góp ý xây dựng kế hoạch, mục tiêu thì bạn cần phải biết rõ những gì mình cần nói và nân mở đầu câu chuyện như thế nào cho hiệu quả nhất.

7. Thành thật
Sự thật như thế nào, hãy nói đúng như thế. Thẳng thắn và không thiên kiến – đó là những gì nhà tuyển dụng cần.

8. Biết lắng nghe
Nếu bạn muốn tạo động lực cho người khác, hãy lắng nghe họ, hỏi han họ và thông hiểu những vần đề của họ. Công ty vốn là một guồng máy cần sự phối hợp giữa các cá thể để đi tới và kỹ năng lắng nghe giúp bạn và đồng nghiệp thông hiểu lẫn nhau, công việc cũng diễn tiến trôi chảy và hiệu quả hơn.

9. Kỹ năng thương thuyết
Một kỹ năng cự kỳ quan trọng là thương lượng và thuyết phục. Không phải lúc nào cũng cần chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà quan trọng hơn thế, bạn phải hiểu rõ mình muốn gì và cần làm gì để đạt được mục tiêu. Đồng thời cũng nắm bắt được mong muốn của các bên để có thể thuyết phục họ.

10. Kỹ năng làm việc nhóm
Một khảo sát gần đây của Microsoft cho thấy kỹ năng làm việc đội nhóm nằm trong nhóm kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng tìm kiếm, kể cả cho những vị trí quản lý cấp trung. Nếu chỉ mãi dẫn đầu mà không thể hòa hợp và chấp nhận ý kiến của người khác, bạn chỉ là kẻ độc tài trong công việc.

Bạn đã biết nhà tuyển dụng mong chờ điều gì rồi đấy, hãy khéo léo lồng vào phần trả lời phỏng vấn những kỹ năng này để làm nổi bật mình hơn và ghi thật nhiều điểm trước nhà tuyển dụng nhé.

Nguồn Internet

Kỹ năng mềm mà 77% nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên

Theo khảo sát , một trong những nhân tố cốt lõi thu hút sự quan tâm của 77% nhà tuyển dụng hàng đầu khi tìm kiếm nhân tài mà bạn có thể chưa biết tới: “Làm nổi bật kỹ năng mềm cũng quan trọng như kỹ năng cứng”. Kỹ năng mềm thường có mối liên hệ mật thiết tới tính cách của bạn, còn kỹ năng cứng là kiến thức, trình độ chuyên môn.
Kỹ năng mềm có thể là nhân tố tạo sự khác biệt cho bạn đối với nhà tuyển dụng trong hàng loạt ứng viên khác. Hãy cùng tìm hiểu cách biến những kỹ năng mềm thành lợi thế của bạn, cũng như hiểu rõ hơn về xu hướng này.
Kỹ năng mềm ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng
Theo khảo sát của CareerBuilder.com, khi đánh giá một ứng viên tiềm năng cho một công việc, phần lớn nhà tuyển dụng khẳng định rằng kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng. Những nhà tuyển dụng hàng đầu có xu hướng chọn ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, ngay cả khi điều này đồng nghĩa với việc họ phải tốn thời gian để huấn luyện lại. Lý giải cho việc này, nhà tuyển dụng cho rằng nhân viên sẽ làm việc với nhau hiệu quả và gắn bó để cùng đạt được mục tiêu chung vì họ hợp tác được với đồng nghiệp, phù hợp với văn hóa công ty. Dưới mọi góc độ, điều này mang lại lợi ích đáng kể cho tổ chức.
Ngoài việc có tinh thần trách nhiệm cao, các kỹ năng mềm có thể giúp nhà tuyển dụng tiềm năng nhận ra bạn là một người linh hoạt, có khả năng thích nghi và giải quyết các vấn đề nhanh chóng cũng như bạn là người đáng tin cậy, có thể dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm.
Danh sách 10 kỹ năng mềm phổ biến mà các Nhà Tuyển Dụng hàng đầu quan tâm khi tìm kiếm nhân tài cho tổ chức:
1.            Đạo đức nghề nghiệp tốt – 73%
2.            Tính độc lập trong công việc – 73%
3.            Thái độ tích cực – 72%
4.            Sự năng động – 66%
5.            Tinh thần đội nhóm – 60%
6.            Khả năng tổ chức và đa nhiệm tốt – 57%
7.            Khả năng làm việc dưới áp lực cao – 57%
8.            Kỹ năng giao tiếp tốt – 56%
9.            Linh hoạt trong xử lý tình huống – 51%
10.         Tự tin – 46%
Minh chứng kết quả công việc, bao gồm cả kỹ năng mềm
Bạn vừa bổ sung những điều trên vào hồ sơ? Đừng quá vội vàng. Những câu mô tả ngắn gọn về kỹ năng không hề có chút tác dụng nào tới quyết định của nhà tuyển dụng. Hãy cho họ một ví dụ về cách bạn làm việc nhóm để hoàn thành một mục tiêu cụ thể, cung cấp ví dụ về một tình huống áp lực cao mà bạn vượt qua một cách dễ dàng. Bạn có thể sử dụng linh hoạt các từ như: đạt được, cải tiến, huấn luyện, quản lý, giải quyết, tình nguyện, ảnh hưởng, tăng năng suất, giảm chi phí, đề xuất ý tưởng, đàm phán/ thương thuyết, tăng doanh thu, quản lý chi phí hiệu quả…để làm nổi bật những điều tưởng chừng như vô hình trở thành một minh chứng rõ ràng cho những gì bạn đã đạt được.
(Nguồn ảnh: internet)

Làm việc nhỏ với thái độ lớn

Chuyện ba người thợ cùng xây 1 bức tường.
Có một người đến hỏi: “Các anh đang làm gì vậy?
– Người thứ nhất lạnh lùng đáp: “Không thấy sao còn hỏi, chúng tôi đang xây tường.
– Người thứ hai ngước lên mỉm cười trả lời: “Tôi đang xây một tòa nhà.
– Người thứ ba vừa làm vừa ngâm nga bài hát gì đó, nụ cười của anh rất tươi: “Chúng tôi đang xây dựng một thành phố mới .“
Mười năm sau.
Người thứ nhất vẫn là người thợ xây tường.
Người thứ hai trở thành một nhà thiết kế, thiết kế ra những ngôi nhà.
Còn người thứ ba? Anh ta làm chủ của hai người kia.

Qua câu chuyện ta có thể rút ra rằng:
1. Thái độ tiếp cận công việc phần lớn trong nhiều trường hợp mang tính quyết định sự nghiệp của bạn.
2. Nếu chưa là người vĩ đại thì hãy là người nhỏ bé làm việc với thái độ vĩ đại.

(Nguồn ảnh: internet)

Nhà tuyển dụng cần gì ở SV mới ra trường?


Tuy mới ra trường, dù chưa có kinh nghiệm, nhưng với những kiến thức nền tảng, cùng vô vàn cơ hội rộng mở với mức lương xứng đáng và sự thoải mái về mặt thời gian, những sinh viên mới ra trường sẽ không có một lý do nào mà không thể tìm kiếm được một công việc. Cuộc khảo sát trực tuyến của CareerBuilder với hơn 1000 nhà tuyển dụng ở các công ty khác nhau đã tổng kết được 5 điểm cần chú ý đối với những người mới tốt nghiệp và đang có nhu cầu tìm việc: 



1. Kinh nghiệm có liên quan 

23% nhà tuyển dụng nói rằng khả năng và kinh nghiệm của các ứng viên có liên quan đến công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ. 63% trong số họ xem những kinh nghiệm mà các sinh viên có được qua các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở trường và qua những việc làm part – time như là những kinh nghiệm liên quan rất có giá trị. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên mới ra trường lại không quan tâm đến điều đó. 

2. Phù hợp với môi trường văn hoá của công ty 

Trên hồ sơ, bạn có thể là một ứng viên sáng giá nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã phù hợp với vị trí công việc này. Theo nghiên cứu, 21% số nhà tuyển dụng cho rằng điểm mà họ muốn nhìn nhận nhiều nhất ở một ứng viên đó là khả năng phù hợp và thích nghi với môi trường văn hoá của công ty. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, bạn thường gặp câu hỏi "Tại sao anh (chị) lại cảm thấy mình phù hợp với công việc này?" Nếu bạn nghĩ rằng câu hỏi đó thật ngớ ngẩn mà phớt lờ nó đi thì quả là sai lầm. Nhớ rằng, nhà tuyển dụng thường dò hỏi và đánh giá khả năng nổi trội của bạn qua một số câu hỏi tưởng như không quan trọng và không có gì liên quan đến công việc của bạn như kiểu "Quyển sách bạn đọc gần đây nhất tên là gì?" 

3. Kiến thức nền 

19% các nhà tuyển dụng nhấn mạnh đến kiến thức nền tảng mà các sinh viên tích luỹ được trong quá trình đào tạo ở trường đại học, từ các cơ quan, tổ chức họ đã từng tham gia, các chứng chỉ, bằng cấp đã nhận… và tất nhiên chúng phải liên quan đến vị trí mà ứng viên xin tuyển. 

4. Tham vọng và lòng nhiệt tình 

Tham vọng tìm kiếm một công việc luôn là một trong những yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên. Bởi theo họ, chính những tham vọng nghề nghiệp là lý do quan trọng để nhân viên của họ trở thành một người cống hiến hết mình cho công việc. Vì vậy, khi đi phỏng vấn, nếu được hỏi "Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty chúng tôi?" thì trong câu trả lời, bạn nên chú trọng vào những điểm mạnh của công ty và những thách thức ở vị trí đó chứ không nên tỏ thái độ "được thì được mà không được thì thôi" đối với công việc này. 

5. Sự chuẩn bị 

8% trong số 1000 nhà tuyển dụng nói rằng họ sẽ đánh giá cao những người đặt ra các câu hỏi cho họ hoặc đem đến những thông tin, đưa ra những ý tưởng để đóng góp cho sự thành công của công ty. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin và chuẩn bị chu đáo trước khi đi phỏng vấn. 

Nguồn Internet

Nhà tuyển dụng đang cần gì ở bạn?

Sau khi đăng loạt bài “Thủ khoa cũng lo thất nghiệp?”, Sinh Viên Việt Nam có cuộc trò chuyện cùng chị Tạ Thị Thủy, Giám đốc Nhân sự, Hành chính và An ninh ở miền Bắc của Tập đoàn Việt Thái (đơn vị sở hữu các chuỗi nhà hàng, cửa hàng thời trang cao cấp, hệ thống quán cà phê Highlands Coffee…).
Chị Tạ Thị Thủy
Chị Tạ Thị Thủy
Thưa chị, làm thế nào để chọn nghề nghiệp phù hợp mà không theo tâm lý đám đông?
Theo kinh nghiệm của tôi, có một vài điều phải lưu ý khi chọn nghề như sau:
Thứ nhất, xuất phát từ thế mạnh của bản thân: Đây là điều quan trọng nhất và là yếu tố tạo động lực, niềm tin, đam mê cho mỗi người đối với công việc sẽ làm. Khi mà sức lao động là hàng hóa, thì hãy bán những gì mình sở hữu có giá trị nhất.
Có 3 giá trị chính mà nhà tuyển dụng thường quan tâm ở các ứng viên là:
a) Kiến thức đối với công việc sẽ làm;
b) Kỹ năng, cách thức để hoàn thành công việc hiệu quả;
c) Thái độ, các tố chất cá nhân và sự thiện cảm mà cá nhân đó tạo ra. Tất cả các giá trị này hầu hết có thể học được từ môi trường sống của mỗi người, biết áp dụng uyển chuyển nó sẽ trở thành thế mạnh của bạn. Cuộc sống là một kho tàng vô giá và hãy cố gắng trải nghiệm thật nhiều để có nhiều giá trị hơn.
Thứ hai, hiểu về nhu cầu/xu hướng của thị trường lao động: Nếu bạn là sản phẩm tốt nhưng ít giá trị sử dụng hoặc ngành nghề hẹp thì sẽ rất ít hoặc không ai mua sản phẩm đó. Vậy hiểu về mong đợi của người sẽ thuê mình làm việc với đúng lĩnh vực mình có thế mạnh là một quá trình phân tích và tiếp cận khôn ngoan. Tìm được đối tác cần giá trị của mình, bạn có cơ hội thương lượng và áp dụng tư duy “cùng thắng” để đạt được sự nghiệp hằng ao ước.
Thứ ba là các cơ hội phát triển: Chắc rất ít người muốn làm cùng một vị trí, với cùng mức thu nhập trong suốt cuộc đời mình. Chúng ta nên chọn những công việc mở ra nhiều cơ hội tốt hơn trong tương lai. Đó có thể là cơ hội thăng tiến, tăng lương, phát triển bản thân, được bảo hiểm toàn diện, cơ hội du lịch… Để tìm kiếm được cơ hội tốt, phải có mục tiêu rõ ràng và luôn tự hỏi mình muốn trở thành ai? Làm việc ở môi trường nào sẽ giúp mình đạt được ước nguyện đó? Cách thức nào hỗ trợ ta đạt được mục tiêu nhanh nhất?
Hiện nay, ứng viên phải có những tố chất gì để trở thành một “nhân sự được ưa chuộng”?
Theo tôi, điều đầu tiên là phải tạo ra giá trị: Chừng nào công việc còn cần có bạn vì bạn tạo ra giá trị kỳ vọng, chừng đó bạn vẫn có thể tồn tại. Hãy để đồng nghiệp và những người quen biết có dấu ấn tích cực về những điều tốt đẹp của bạn, đặc biệt là năng lực làm việc tuyệt vời và thái độ ứng xử đầy thiện chí. Biết đâu trong tương lai, những người bạn, đồng nghiệp cũ lại chẳng giới thiệu cho bạn một công việc tốt khi bạn cần tới họ?
Bên cạnh đó, phải chủ động với thay đổi và rủi ro: Tìm thấy cơ hội trong khó khăn với tâm thế tự tin vào chắc chắn ở giá trị của mình sẽ sớm giúp ta vượt qua khủng hoảng ngắn hạn. Chủ doanh nghiệp rất hài lòng với những nhân viên có thể phát triển và thay đổi cùng quá trình cải tiến nhanh của họ. Giai đoạn hiện nay, hơn bao giờ hết, chính là một thời điểm như thế. Có kế hoạch dự phòng, cả về tài chính lẫn hướng đi tiếp theo. Khi đã chủ động, chúng ta sẽ tạo ra lợi thế cho mình trong mọi hoàn cảnh và sớm tìm thấy cánh cửa đang chờ mở.
Và tố chất thứ ba nhưng không thể thiếu là phát triển quan hệ và trao đổi giá trị: Hãy để nhiều người hơn biết về bạn và công việc mà bạn có thể làm tốt. Ngày nay, việc truyền thông để xây dựng thương hiệu cá nhân không còn xa lạ nữa. Càng nhiều người biết về bạn, bạn càng có nhiều cơ hội được giúp đỡ hoặc hợp tác. Nếu phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng về nghề nghiệp, hãy cố gắng dành thời gian đó làm những việc mà mình thích, những điều ấp ủ chưa thực hiện được hoặc đơn giản là chia sẻ với người khác về những kinh nghiệm bạn đã qua để giúp họ có trải nghiệm thuận lợi hơn.
Theo chị, làm thế nào để phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân nhằm cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế đi lên?
Câu chuyện nhân lực cho nền kinh tế đất nước xin dành cho các chuyên gia làm chính sách. Đối với đánh giá của chuyên gia nhân sự, để phát huy tối đa năng lực cá nhân không bắt đầu ở giai đoạn một người đã trở thành lao động chính của quốc gia đâu. Nó bắt đầu ngay khi ta là một đứa trẻ. Người có năng lực tốt, trước tiên phải có nhân cách tốt.
Tôi ủng hộ quan điểm, cha mẹ giúp con phát triển độc lập và chỉ định hướng để con tự tìm kiếm, phát huy những thế mạnh của mình. Đừng làm thui chột niềm tin của các bạn trẻ bằng việc thiếu tin tưởng ở chúng nhưng cũng không nên kỳ vọng biến mỗi thanh niên thành một siêu nhân. Các cơ sở đào tạo hãy tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và đào tạo sinh viên thật sát, có thể mời chính các quản lý, lãnh đạo tại doanh nghiệp định hướng cho sinh viên ngay khi chọn ngành, trực tiếp dạy kỹ năng và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp.
Có hàng ngàn chức danh công việc và không ít trong số đó phù hợp với năng lực mỗi người, ở đó, thanh niên sẽ phát huy tốt nhất khả năng và luôn cảm thấy hài lòng với lựa chọn của mình.
Nguồn Internet

5 điều các nhà tuyển dụng đều muốn ở các ứng viên

Trong bối cảnh có quá nhiều người đang tìm kiếm việc làm mà số lượng việc làm thì quá ít nên các nhà tuyển dùng thường có xu hướng lựa chọn kỹ và đặt ra những yêu cầu cao đối với các ứng viên.
banker1

Do đó, nếu bạn tiếp thị bản thân chỉ bằng cách liệt kê những kinh nghiệm mà bạn đã từng làm trong bản lý lịch (CV) thì thực sự chưa đủ để gây ấn tượng mạnh đối với các nhà tuyển dụng. Điều mà những nhà tuyển dụng cần hơn ở các ứng viên là khả năng của họ là gì và những khả năng đó sẽ đóng góp như thế nào đối với công ty sau này.
Các chuyên gia “săn đầu người” cũng thường tìm kiếm và lôi kéo những người đã có tài năng thực sự nổi bật từ các công ty khác, bởi đây là những đối tượng luôn dễ dàng được nhiều nhà tuyển dụng cần đến.
Dưới đây là 5 tiêu chuẩn quan trọng mà các nhà tuyển dụng đều muốn ở các ứng viên khi tìm kiếm nhân sự.
1. Thành thạo chuyên môn:
Trong một lĩnh vực mà nhiều người đều có cùng một vị trí như nhau thì điều gì sẽ khiến bạn nổi bật hơn hẳn? Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định chuyên môn của mình là gì thì hãy bắt đầu bằng việc liệt kê những chức năng nhiệm vụ mà bạn đã từng đảm đương, sau đó đưa ra các thứ tự ưu tiên để làm nổi bật những đóng góp của bạn đối với công ty. Hãy nhấn mạnh tới những điểm mà bạn đã đạt được những kết quả đáng kể. Từ đó bạn sẽ thấy được mình thành thạo chuyên môn gì.
2. Những câu chuyện thành công:
Những câu chuyện ngắn gọn về việc bạn đã đóng góp như thế nào để đạt mục tiêu tăng doanh thu/lợi nhuận hay thực hiện việc cắt giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro cho công ty ra sao luôn khiến bạn thực sự nổi bật và trở thành ứng viên đặc biệt trong mắt các nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, để có được những câu chuyện như thế này, bạn cần phải hiểu rõ ràng về vị trí công việc của mình cũng như những thành tựu mà bạn đã cống hiến cho công ty. Bằng cách này, các nhà tuyển dụng không chỉ hiểu về những giá trị của bản thân bạn trong quá khứ mà còn có thể mường tượng được những tiềm năng mà bạn có thể mang lại trong tương lai.
3. Lời tiến cử:
Một lá thư tiến cử hay đoạn nhận xét nào đó từ sếp cũ hay các đồng nghiệp có giá trị hơn nhiều so với việc tự giới thiệu về bản thân. Vì vậy bạn nên đưa vào ngay bên phải bản sơ yếu lý lịch của mình để tăng tính thuyết phục. Bạn nên nhờ họ viết rõ ràng và cụ thể những đóng góp và cống hiến của bạn trong các dự án hay lĩnh vực kinh doanh mà bạn đã tham gia. Và lý tưởng nhất là bạn nên đưa vào những lời đánh giá được thực hiện ngay sau khi bạn đạt được những kết quả đó, vì đó là lúc bạn được đánh giá cao nhất.
4. Minh họa cho công việc:
Những minh họa cụ thể về những công việc bạn đã thực hiện có hiệu quả cao hơn nhiều so với việc liệt kê những đầu việc mà bạn đã làm. Website, những bức ảnh về sản phẩm và những sản phẩm thực tế sẽ khiến các nhà tuyển dụng chú ý và ấn tượng hơn nhiều.
5. Thông điệp nhất quán:
Từ hồ sơ lý lịch, thư xin việc đến website hay bản giới thiệu bản thân cũng như trả lời phỏng vấn đều phải thực sự nhất quán về thông điệp đưa ra. Nếu bạn thay đổi thông điệp thì hãy cập nhật chúng. Thông điệp nhất quán sẽ làm nổi thành tích của bạn.
Khi bạn bắt tay vào tìm kiếm công việc, hãy nhớ rằng, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên hội tụ những điều kiện cho bất kỳ vị trí nào. Bạn cần phải làm sao để họ cảm thấy tin tưởng vào thành tích cũng như khả năng mà bạn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy, hãy tự giúp mình cùng bằng cách thực hiện được 5 điều mà các nhà tuyển dụng mong muốn trên.
(Nguồn Internet)

Thi rớt lớp 10, chọn học trung cấp là tốt nhất cho các em!

Vì sao bạn vẫn thất nghiệp?

Nếu bạn đã tốt nghiệp đại học từ năm ngoái hay nghỉ việc một thời gian mà vẫn chưa tìm được việc mới, đã đến lúc đánh giá lại chiến thuật của bạn.

Đừng đổ lỗi cho nền kinh tế khó khăn bởi vẫn còn rất nhiều công việc đang chờ bạn. Chính bạn là người quyết định cách mình thể hiện và thuyết phục nhà tuyển dụng nên tuyển bạn.

Vì sao bạn vẫn thất nghiệp?

Dưới đây là 4 nguyên nhân cho sự thất nghiệp kéo dài của bạn và điều bạn nên làm để cải thiện tình hình:

Không hiểu về chính mình

Một trong những điều thường được người tìm người chú tâm tuyệt đối là bản thân quá trình tìm việc. Bạn sa vào hàng đống những việc thực tế như làm thế nào để ứng tuyển cho công việc, nên ứng tuyển online hay nộp hồ trực tiếp… mà không hiểu rõ về bản thân. Bạn có biết mình thực sự giỏi việc gì? Điều gì khiến bạn khác biệt so với những ứng viên khác? Kỹ năng tốt nhất của bạn là gì? Bạn có những thành tích đáng tự hào muốn “khoe” với nhà tuyển dụng? Nếu không có câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn đang tìm việc một cách mất phương hướng.

Thay vào đó, hhãy tập trung vào những điều bạn thực sự muốn làm trong công việc tiếp theo, kết nối giữa những điều bạn muốn làm và đã làm tốt trong quá khứ. Một con đường định hướng rõ phương hướng sẽ nhanh chóng tiến tới đích hơn là mò mẫm một cách vô định.

Tìm hiểu qua loa về công ty/ vị trí tuyển dụng

Bạn cần xác định điều mình muốn ở một công việc, sau đó tìm một vài nhà tuyển dụng cần kỹ năng bạn có. Những người tìm việc thành công dành thời gian để nghiên cứu điều nhà tuyển dụng muốn ở họ. Việc viết CV ấn tượng sẽ dễ dàng hơn khi bạn dành thời gian học hỏi về tổ chức nơi bạn muốn làm việc. Thay vì tìm kiếm trên Internet những bản mô tả công việc, xác định một vài công ty bạn biết sẽ phù hợp với mình và tìm hiểu mọi thứ có thể về nó.

Hãy đọc profile của họ trên website, LinkedIn và Facebook, kiểm tra Youtube, và Twitter để tìm ra những chi tiết có thể giúp bạn xác định cách tạo ra bản CV giúp mình nổi bật trong đám đông.

Hời hợt trong việc xây dựng mạng lưới quan hệ

Nhớ rằng: mạng lưới quan hệ không có nghĩa là nhờ ai đó bạn biết giúp đỡ, đó là thể hiện sự chuyên nghiệp và gặp gỡ những người chung sở thích. Hãy tới chỗ những người trong lĩnh vực của bạn thường đến và tham gia vào những cuộc nói chuyện không liên quan gì tới quá trình tìm việc của bạn. Hãy tìm hiểu nhau ở mức độ cá nhân: hỏi về sở thích, gia đình và những điều họ thích làm. Hãy là người lắng nghe và đưa ra những thông tin hữu dụng. Khi mọi người nhận bạn quan tâm tới họ, họ sẽ tự nguyện giúp đỡ bạn.

Không biết cách “PR” bản thân

Hãy tận dụng mạng lưới xã hội để thể hiện sự thông thái của bạn. Chưa bao giờ dễ dàng hơn để thế giới biết tới bạn như hiện nay nhờ sự bùng nổ của các mạng xã hội. Bạn có thể nhấn mạnh kiến thức của mình thông qua những cập nhật thường xuyên trên tài khoản Facebook, Twitter, LinkedIn… của mình. Bạn sẽ bất ngờ trước sức mạnh của mạng xã hội. Điều này đặc biệt hữu khi bạn thất nghiệp.

Khi bạn nỗ lực hoạt động trong một cộng đồng trực tuyến và kết nối với những người khác trong lĩnh vực của mình, bạn xây dựng mạng lưới nhóm người biết tới mình, thích, tin tưởng bạn và làm tăng những cơ hội tiềm năng đến với bạn.

Hãy đón nhận cơ hội và để mọi người tập trung vào bạn, hướng tới một số nhà tuyển dụng và chăm sóc mạng lưới quan hệ cả trực tiếp và trực tuyến, bạn sẽ tìm ra những cơ hội hấp dẫn.

Nguồn Internet

Thất nghiệp là do sinh viên chọn nhầm sân

Theo ông Tuấn Anh, thay vì nêu hàng loạt nguyên nhân thì chính bản thân sinh viên và gia đình phụ huynh học sinh cũng là nguyên nhân tạo nên thất nghiệp.

Phải nhìn thẳng vào sự thật các bạn sinh viên đều trên 18 tuổi và có quyền quyết định tương lai của chính mình.

Các bạn tự chọn con đường, tự quyết định các bước đi, tự quyết định phấn đấu như thế nào, tự xin việc như thế nào đều do các bạn lựa chọn 100 % hoàn toàn không có áp lực từ nhà trường, xã hội, Bộ GD-ĐT.

Một bạn học sinh lớp 12 thay vì đi học nghề lại ham hố ảo vọng của tấm bằng đại học thi vào những trường vét điểm sàn 13-14 điểm. Trong quá trình học tập với sự buông thả bản thân và ham vui chỉ có kết quả làng nhàng thi lại với 4-5 điểm.

Toàn bộ quá trình học "mù" kiến thức sống, lóng ngóng kỹ năng mềm thì chắc chắn đối diện thất nghiệp ngay khi tốt nghiệp.

Lỗi tại ai – nhà trường chăng, xã hội chăng, thầy cô chăng?. Không phải - thủ phạm và cũng là nạn nhân chính là sinh viên và bố mẹ phụ huynh. Lý do quan trọng của thất nghiệp sinh viên đó là sinh viên và phụ huynh đã chọn nhầm sân chơi nghề nghiệp cho mình.

Một công dân tốt trong xã hội cần phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Vì vậy dư luận, báo chí và xã hội cần đồng lòng chỉ rõ thủ phạm của thất nghiệp chính là người lao động chứ không phải một ai khác.

Phải tự cứu mình...

Trong những buổi hướng nghiệp, có rất nhiều bạn học sinh hỏi có nghề nào mà nhàn hạ, học ít nhưng lại lương cao. Xin thưa rằng muốn lương cao thì phải học khó khăn vất vả. Còn nếu muốn an nhàn thì sẽ không có lương – thất nghiệp.

Đáng ngạc nhiên các thầy cô cũng tư vấn cho học sinh các nghề như các em tìm hiểu. Các thầy cô và nhà trường cần phải truyền tải rõ ràng nghề nào cũng cần những người thật sự tốt và phù hợp cho nghề đó. Câu chuyện không phải là nghề hot mà bản thân các em có trở thành hàng hot trên thị trường tuyển dụng hay không.

Để trở thành hàng hot các bạn sinh viên trong mọi ngành cần thấu hiểu quy tắc 4H (Học- Hiểu – Hành và Hoàn thiện). Khi nhìn vào công thức này chúng ta thấy phần lớn sinh viên đã mất đi nền tảng căn bản khi tâm thế các em học đại học với ước muốn trung bình. Học tốt thì chưa chắc Hiểu và Hành tốt nhưng không Học thì chắc chắn sẽ không Hiểu và Hành được.

Lý do thứ hai của thành công đó chính là Hiểu . Chữ Hiểu bao gồm phạm trù rộng hơn rất nhiều Học. Học chỉ là những gì thầy cô dạy dỗ trên lớp. Hiểu có thể được suy nghĩ như là tìm hiểu lý thuyết vận dụng như thế nào trong thực tế, các yếu tố ảnh hưởng, trên thực tế công ty vận hành ra sao.

Đáng tiếc, các bạn sinh viên lại lười biếng trong câu chuyện Hiểu vì họ luôn luôn không chịu dấn thân trải nghiệm. Họ để dành thời gian trà chanh chém gió hay facebook luận anh hùng thay vì các hoạt động Hiểu. Vế thứ ba là Hành thì càng ít sinh viên đạt được.

Tâm lý thực dụng và không hiểu mình là ai là những trở ngại quan trọng nhất cho các bạn sinh viên tiến tới chữ Hành. Để đạt được chữ Hoàn thiện, các bạn sinh viên phải có thời gian nhất định và trải nghiệm trong các công ty để đạt tới độ chin của kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm.

Lựa chọn sân chơi – học nghề, trung cấp , cao đẳng hay đại học là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm của học sinh.

Nguyên nhân thứ hai quan trọng kế tiếp đó chính là thái độ đúng đắn Học- Hiểu – Hành – Hoàn thiện của sinh viên trong suốt quá trình học tập. Học lờ vờ - Hiểu lờ mờ - Hành lờ đờ là con đường nhanh nhất dẫn tới thất nghiệp.

Nguyên nhân cuối là sự ỷ lại và đổ tại hoàn cảnh khách quan của bản thân sinh viên và gia đình.

Thầy cô, nhà trường, xã hội và các đơn vị quản lý chỉ có thể hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ cho mỗi cá nhân phát triển nghề nghiệp.

Mỗi sinh viên và gia đình luôn luôn có quyền chọn lựa cao nhất là tiếp tục, hay dừng chuyển sang hướng khác trong cả cuộc đời nghề nghiệp của họ.

Những cách tìm việc khiến bạn thêm thất nghiệp

Môi trường lao động, việc làm tại Việt Nam còn khá nhiều khó khăn, khi mà lượng sinh viên ra trường tìm việc ngày càng nhiều, trong khi số việc làm thì ngày càng ít đi. Ai cũng phải cố gắng chứng tỏ bản thân cộng thêm với chút may mắn để mong tìm được việc làm như mong đợi. Nhưng cũng có những người cứ cố gắng mãi nhưng chẳng tìm được việc làm. Tại sao lại có tình trạng như thế? Phải chăng cách tìm việc của bạn chưa hợp lý. Cùng điểm qua những cách tìm việc khiến bạn thêm thất nghiệp để có thể khắc phục tình trạng này nhé!

Chỉ nộp đơn khi đủ yêu cầu
Một số nhà tuyển dụng đưa ra yêu cầu khắt khe đối với người xin việc phải đáp ứng đầy  đủ thì mới tiến hành phỏng vấn. Và khi nhìn thấy những yêu cầu của nhà tuyển dụng quá khó, ngoài tầm  và mình chưa đủ điều kiện thì một số bạn trẻ ngần ngại và không dám nộp hồ sơ, tiếp tục tìm cho mình nhà tuyển dụng khác mà mình đáp ứng đủ các điều kiện của họ. Điều này khiến cho bạn thụ động hơn trong việc tìm việc làm. Bởi, đôi khi nhà tuyển dụng đưa ra những yêu cầu cao về kinh nghiệm, trình độ học vấn… với mong muốn tìm được người từng trải và có năng lực thật sự. Nhưng nếu bạn là người mới ra trường, nhưng lại hoạt bác, năng nổ và thạo việc, thì những yêu cầu này chẳng còn là điều kiện nữa.

Nộp đơn hàng loạt

Chỉ vì mong muốn sớm tìm được việc làm mà nhiều bạn trẻ “phát tờ rơi” hồ sơ xin việc của mình vào hàng chục công ty khác nhau nhưng rồi lại chẳng ưng ý chỗ nào. Muốn tìm được việc làm tốt cũng như để ổn định lâu dài thì khi tìm việc, bạn phải cần xác định bạn thích làm gì, có thể làm tốt việc gì và bạn mong muốn làm việc như thế nào để có thể chọn lọc môi trường làm việc. Có như thế thì hiệu quả công việc mới được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Quá chú trọng về lương

Ai đi xin việc mà chẳng mong mình kiếm được việc ngon lành, lương bổng cao nhưng đó không phải là vấn đề mà bạn cần phải quan tâm nhất khi đi xin việc. Đúng là “không có tiền thì cạp đất mà ăn” nhưng không có công ty nào tuyển bạn vào làm với một mức lương cao ngất, khi chưa rõ về năng lực của bạn. Hãy thử việc trước, lương tính sau. Bạn chú trọng lương thì nhà tuyển dụng cũng chú trọng đến kĩ năng của bạn không kém. Nếu khi thử việc mà bạn làm giỏi, làm tốt, công ty sẽ không ngại nhận bạn vào làm với mức lương hợp lí mà bạn đưa ra.

Nói quá nhiều về bản thân

Sẽ chẳng nhà tuyển dụng nào chọn bạn khi mà trong buổi phỏng vấn, bạn nói quá nhiều về chính mình trong khi họ chẳng cần quan tâm về điều đó. Chém gió trong khi phỏng vấn không phải là sai nhưng chém gió quá nhiều thì không tốt, thậm chí còn phản tác dụng. Cho dù bạn giỏi đến mấy thì cũng hãy tin là bạn vẫn thiếu kinh nghiệm làm việc khá nhiều, bằng cấp chỉ có giá trị trong giảng đường thôi, ra thực tế, hơn thua nhau ở thái độ làm việc và cách ứng xử. Nói ít đi, và hành động nhiều hơn, may mắn sẽ mỉm cười và bạn sẽ…không thất nghiệp nữa.

Bạn hãy tự xem lại bản thân mình, tìm hiểu lý do mà tới giờ mình vẫn còn thất nghiệp để có thể khắc phục được bản thân. Bài chia sẻ về những cách tìm việc khiến bạn thêm thất nghiệp trên đây sẽ phần nào giúp ích được cho bạn.
Nguồn Internet

5 lý do dễ khiến bạn thất nghiệp

Bạn đang trong tình trạng thất nghiệp và không biết nguyên nhân tại sao? Đừng vội đổ lỗi cho thị trường nghề nghiệp khó khăn. Hãy tham khảo những lý do dưới đây xem bạn có mắc phải một trong những sai lầm đó.

1. Không phải công việc mơ ước

Lý do bạn thất nghiệp có thể chỉ bởi vì bạn cho rằng cần tìm được một công việc thích hợp, đúng chuyên môn hay “vươn tới” một công việc cao ngoài tầm tay. Mọi người đều có thể bắt đầu ở bất cứ việc gì trong cuộc sống và làm việc theo cách của họ. Mỗi công việc trải qua đều cho bạn những kinh nghiệm và cơ hội tìm kiếm việc làm khác đáng mơ ước hơn. Hãy bắt đầu làm công việc mà bạn nhận được chứ không phải việc bạn hi vọng mình có.

2. Bạn không tin ở chính mình

Nếu bạn không tin ở bản thân mình, bạn có nghĩ bạn sẽ ở đâu, làm gì trong cuộc sống này không? Nếu đánh mất niềm tin vào bản thân thì hẳn nhiên bạn sẽ không tự tin khi phỏng vấn. Và tất nhiên, các nhà tuyển dụng đều không muốn sử dụng một người không có sự tự tin vào năng lực của họ.

3. Tắt điện thoại khi phỏng vấn

Nếu bạn để chiếc điện thoại “vô duyên” đổ chuông trong lúc đang phỏng vấn, kể cả khi đã gây ấn tượng tốt được với nhà tuyển dụng thì cũng khó có cơ hội cho bạn nhận được việc làm. Nếu cần thiết thì hãy để chế độ rung, tuy nhiên nó cũng dễ làm bạn mất tập trung lắm đấy.

4. Hồ sơ xin việc “luộm thuộm”

Nếu hồ sơ của bạn cẩu thả, một CV sơ sài thì cơ hội bạn nhận được việc khá mong manh. Trước khi gửi hồ sơ đi xin việc ở bất cứ nơi đầu đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng, cẩn thận, đảm bảo mọi thứ được viết đúng và không có lỗi. Hãy gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng CV xin việc của bạn nhé.

5. Bạn ngủ cả ngày

Nếu bạn ngủ cả ngày thì tất nhiên sau đó bạn sẽ không có việc làm. Đừng mong một ngày công việc sẽ gõ cửa nhà bạn. Chán nản và không chịu ra ngoài tìm kiếm cơ hội việc làm thì chẳng thể mong mình có một công việc tốt được. Bên cạnh đó ngủ cả ngày khiến sức khoẻ giảm sút, đầu óc mụ mị, có thể gây ra bệnh trầm cảm.

TỐT NGHIỆP RỒI ... THẤT NGHIỆP. VÌ ĐÂU??

Cầm tấm bằng Cử nhân Báo Chí mới cáu vào tuần trước, tuần sau Tuấn Tú phải lo đi làm gần hai chục bộ hồ sơ đi "rải" khắp các công ty truyền thông nhưng đã hơn 1 tháng vẫn chưa công ty nào kêu cậu đến phỏng vấn vì kinh nghiệm quá ít. Trong thời gian chờ đợi, Tú phải làm phục vụ ở quán cà phê để có tiền trang trải tạm thời.

Sinh viên và nỗi lo về "nghiệp"

Rất nhiều sinh viên mới ra trường khác cũng đang gặp tình trạng giống như Tú: Học xong, ra trường nhưng không xin được việc, phải làm part-time vất vưỡng ở một quán cafe hay quán thức ăn nhanh nào đó trong thành phố với mức lương 17.000 - 20.000 đồng/ giờ hoặc sống bằng tiền ba mẹ chu cấp hàng tháng.
 
Vì sao bạn thất nghiệp?
 
Nhiều bạn sinh viên bảo rất sợ ngày ra trường. Lễ tốt nghiệp là một ngày vinh quang nhưng cũng là ngày mình bắt đầu đeo gông vào cổ nỗi lo cũng về "nghiệp", nhưng là... "thất nghiệp".
 

Vì sao bạn thất nghiệp? 

Trả lời cho câu hỏi ấy, có thể nhiều bạn đã vội vàng phân trần rằng: Vì kinh tế đang suy thoái, các doanh nghiệp hạn chế tuyển nhân sự; vì chuyên ngành mình học vốn rất khó xin việc; vì nhà mình không có điều kiện để giúp mình xin được một công việc tốt; vì xin việc cơ quan nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm?... Nhưng thực chất, nguyên nhân chính khiến bạn thất nghiệp ở chính bạn mà thôi!
 
Sinh viên tìm việc làm ở các trung tâm môi giới.

Và đây là những lý do xác đáng nhất:

1/ Thời sinh viên bạn rất thảnh thơi?

Trong khi những người bạn của mình đâm đầu đi làm thêm, làm CTV cho các tờ báo, đi phát tờ rơi, mở một shop online, làm tình nguyện viên không lương cho một tổ chức phi chính phủ, thì bạn lại hưởng thụ một đời sống sinh viên chỉ ăn học - ngủ nướng và yêu đương; hàng ngày bạn vẫn đến trường rồi về nhà, thỉnh thoảng lên thư viện học và nỗi lo lắng của bạn khi ấy chỉ gói gọn trong điểm số của những kỳ thi? Ngày tốt nghiệp cũng là ngày sinh viên bắt đầu lo lắng.

2/ Chưa hiểu hết giá trị của tấm bằng Cử nhân mà bạn sở hữu 

Các bạn vẫn nghĩ rằng, sinh viên thì chỉ học tốt để ra trường có được một tấm bằng tốt! Thế nhưng, thực tế là để có một công việc tốt sau khi ra trường thì một tấm bằng chưa bao giờ là đủ! Bằng ĐH là sự ghi nhận kết quả học tập của bạn sau 4 năm học trên giảng đường – là một “vật chứng” có giá trị, nhưng lại có "giá" rất rẻ so với thực tế “nhà nhà tìm việc, người người tìm việc” hiện nay.

Và đề tạo lợi thế cho mình khi đi xin việc, ngoài tấm bằng ĐH, bạn cần có kinh nghiệm, có kỹ năng làm việc, giao tiếp… – những điều mà trường ĐH không dạy bạn nhưng nhà tuyển dụng luôn luôn cần. Để có được những điều ấy, bạn buộc phải tự rèn luyện, tự trau dồi trong quá trình đi làm thêm, học thêm ngay từ khi còn ngồi trên ghế ở giảng đường ĐH.

3/ Chê lương thấp và không chấp nhận làm việc trái ngành 

Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được những người có kinh nghiệm làm việc, vì thế hồ sơ xin việc của bạn cũng sẵn sàng bị loại nếu như không đáp ứng được yêu cầu đó, cho dù bạn có sở hữu một tấm bằng đáng mơ ước!

Nếu như những ngày còn học ĐH, bạn chưa kịp tích lũy kinh nghiệm thực tế để tạo lợi thế khi đi xin việc thì bạn vẫn còn kịp làm điều đó sau khi ra trường đấy!, quan trọng là bạn phải tự tạo cho mình lòng quyết tâm và chấp nhận hy sinh thời gian, công sức với những nỗ lực thực sự.

Hãy bắt đầu bằng việc dũng cảm gõ cửa các cơ quan và xin vào tập sự ở một vị trí công việc phù hợp, với mức lương thấp hoặc thậm chí là không lương. Hãy tạm gác lại mong muốn sớm có được một công việc ổn định cũng như áp lực về thu nhập, bạn hãy làm việc chăm chỉ, nghiêm túc trên tinh thần học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Khoảng thời gian học việc quý giá này sẽ giúp bạn sớm tìm được một công việc như mong muốn, gạt đi nỗi ám ảnh mang tên thất nghiệp… Bên cạnh đó, đừng bao giờ sao nhãng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng để phục vụ tốt cho công việc trong tương lai của bạn…

Nguồn Internet

Tại sao bạn bị thất nghiệp mà không cánh cửa nào mở?

Thời gian những năm gần đây nếu bạn đọc báo và có để ý về tình hình kinh tế, việc làm của xã hội bạn sẽ thường xuyên thấy có cụm từ gần giống sau đây xuất hiện:
Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tề, thứ tư mới là trí tuệ.
Có lẽ không cần phải phân tích câu này, mọi người đều dễ dàng hiểu. Trong nhiều hoàn cảnh, câu đó là sự mỉa mai, lúc khác lại là sự ca thán, chán nản về tình hình thực tại, một số khác qui tội cho xã hội xuống cấp, giáo dục bại hoại,… Những góc nhìn tiêu cực sẽ không giải quyết vấn đề nếu bạn là đang là sinh viên và bạn mong muốn rằng khi ra trường bạn có một công việc bằng khả năng của bạn, và không muốn tham gia vào những chiêu trò mang tính tiêu cực.
Từng là một sinh viên, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân để các bạn sinh viên có thể tham khảo, và có thể một ngày nào đó bạn cũng sẽ mỉm cười giống tôi "mình thật là may mắn".
Bạn không cần phải là một người có IQ cao, siêng năng hơn hẳn mọi người. Nói chung, là một người bình thường nhưng bạn đã thi đỗ vào một trường đại học không danh tiếng lắm như kiểu FTU – ĐH Ngoại thương (được mệnh danh là Harvard của Việt Nam) nhưng cũng không đến nỗi tai tiếng. Như vậy, bạn đã là trong số 20% người của tốp trên các thí sinh vượt qua được kỳ thi. Một thành tích không tệ đến nỗi phải bi quan phải không nào?
Okie, giờ thì bạn đã là sinh viên rồi và nếu bạn đang là sinh viên năm nhất, tôi sẽ không nói với bạn nhiều, mà bạn nên đọc bài này để hiểu những gì đang chờ đợi mình. Tôi sẽ chỉ chia sẻ những gì tôi đã trải qua khi bước vào học chuyên ngành (tức từ năm 3 trở đi) nhưng cũng sẽ điểm qua được thời của tôi như thế nào để các bạn có được sự mường tượng.
Tôi học trung học phổ thông ở một thành phố biển quê nhà, một trường cũng được gọi là "có số má" chỉ xếp sau trường chuyên. Thời cấp hai, tôi có thể đứng trong tốp 10 của lớp, nhưng những năm cấp 3, học ở môi trường lạ, hơn nữa bắt đầu có những việc lộn xộn trong tâm sinh lý, tôi đâm ra học hành kém hẳn, năm nào cũng xếp nhất hoặc hai từ dưới đếm lên. Bố mẹ thì không bao giờ có quan niệm định hướng hoặc ép buộc con sẽ theo ngành nghề nào khi vào đại học. Và việc sẽ vào đại học nào cũng chẳng phải là điều quan tâm của tôi lúc ấy, suốt ba năm cấp 3, tôi chỉ quan tâm là làm thế nào để có thể hút thuốc lá phả khói ra hình trái tim để loè mấy em ở quán cà phê và công việc mỗi ngày sau giờ lên lớp là loay hoay với mấy chú chim cảnh. Cho đến một ngày, cái ngày mà cả lớp thảo luận sẽ làm gì vào ngày học cuối cùng (của đời học sinh) cho có ý nghĩa. Ngày này, bây giờ năm nào báo chí cũng tranh thủ làm hàng tá ảnh và thi nhau vung vít, toàn nói về chuyện nữ sinh, nam đẹp xấu gì đó, khóc ra sao,…  mà chẳng có mấy bài thử phỏng vấn một vài cô cậu xem cô cậu đang chuẩn bị gì cho cuộc đời. Tôi cuống cuồng điền vào đơn dự thi đại học để nộp lên Sở Giáo dục và Đào tạo (bởi ở trường không còn nhận nữa). Thực sự, tôi không có bất cứ khái niệm nào về việc vào đời, chọn trường đại học ra sao, và phần lớn bạn bè của tôi cũng thế, trừ những đứa có anh chị đang là sinh viên hoặc sống trong một gia đình trí thức. Bố tôi bảo rằng nếu tôi không đi học đại học, ông sẽ cho vài chỉ vàng và cho mượn một mảnh đất để nuôi heo để có kế sinh nhai nuôi thân. Điều lạ lùng là nhà tôi chẳng có ai làm nông dù sống ở nông thôn. Các bạn có thể buồn cười nhưng tôi sợ phải tắm cho heo (về sau này tôi biết nỗi sợ đó không phải là sợ con heo, mà là sợ mùi thuốc thú y) nên tôi đành phải nộp đơn dự thi đại học, và tôi cũng thích vọc máy tính nên khi mở quyển "những điều cần biết" ra, tôi chọn ngành nào nghe có vẻ "công nghệ thông tin" nhưng tuyển sinh khối C. Thật may làm sao, sau vài tuần học mấy môn học bài Văn, Sử, Địa và đi thi như bao thí sinh khác, tôi đường hoàng trở thành một sinh viên. Năm học đầu tiên tôi chỉ nhớ được môn thú vị nhất là môn… Quân sự, còn thì không có tượng gì các môn còn lại. Năm thứ hai tình hình cũng gần tương tự. Trong hai năm đó tôi làm gì? Những sinh viên VN đi du học, SV, giảng viên nước ngoài đến VN qua sát và đưa ra nhận định "hầu hết SV Việt Nam trải qua một kỳ nghỉ dài vô cùng thoải mái", tôi đồng ý với nhận định này. Hai năm đó, những lúc trong túi rủng rỉnh tôi dạo quanh các quán thịt chó gần khu Thảo cầm viên Sài Gòn, hoặc ngồi café Văn Khoa, lúc đói kém hơn, tôi ghé các tiệm sách cũ để mua các loại tiểu thuyết ba xu chữ to như gà mái để về đêm đêm nằm đọc, có 1 học kỳ tôi nghỉ nguyên để "luyện chưởng" với mớ sách đó.
Năm thứ 3, rất may là vào học chuyên ngành thường xuyên phải làm bài tập, thuyết trình này nọ nên việc học vô tình bị thúc đẩy, lúc này khó có việc chơi cả học kỳ đợi đến khi thi nếu không muốn bị thi lại. Tôi cũng kịp nhận ra rằng không lúc này sẽ không còn lúc nào để tôi có cơ hội kịp bổ sung thêm một số kiến thức để để "ăn tục nói phét" khi ra trường. Tôi lại nghĩ đến những con heo (chưa mua) ở quê nhà, thế là cũng có nỗ lực một chút, điểm trung bình học kỳ của học kỳ 4 đến học kỳ 8 cao hơn học kỳ 1 đến 4 là 1 điểm (tức 7,2 so với 6,2). Cho hết năm 3, tôi cũng chưa hình dung mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp, chỉ có kỳ kiến tập ngắn vẽ ra cho tôi một số hình dung nhỏ nhoi về công việc sẽ làm.  Cũng có vài dạng bài tập gọi là "nghiên cứu khoa học", vài sinh viên đăng ký làm chung một cái. Như các bạn khác, tôi cũng tham gia cho vui.  Cái này trông vô bổ về mặt khoa học bởi viết nhăng viết cuội phần nhiều, nhưng tôi cũng cho rằng nó hữu ích vì áp lực hoàn thành, phải đi làm khảo sát, điều tra, thu thập tài liệu,… làm cho những thành viên trở nên năng động hơn. Năm 4, nhiều bạn cùng lớp lo loay hoay trả nợ môn, tôi may mắn hơn vì không bị rớt môn nào nên cũng khá thảnh thơi. Đi thực tập là niềm vui sướng, công việc thực tế cũng không có gì hấp dẫn tôi, điều tôi thấy thú vị là ở trong sân cơ quan thực tập có vài loại cây ăn trái, tôi lại là một cậu nhóc hiếu động, nên việc trèo lên cây chỉ là chuyện nhỏ, hơn nữa, lớp toàn con gái, tôi cũng muốn "biểu diễn một chút kỹ năng của một thằng con trai xuất thân từ nông thôn" :D
Một cơ hội việc làm đến một cách rất vô tình bắt nguồn từ việc tôi phá hỏng chiếc máy in kim (sau hơn 10 năm tôi vẫn còn nhớ tên máy in đó là Epson LQ-2180) bằng cách vẽ một con thỏ và bỏ tờ giấy học trò vào in. Tin phá hoại của tôi bay nhanh từ nhóm thực tập về khoa… Nhờ "thành tích" ấy, tôi được một cô giáo dạy tôi đề nghị một công việc làm thêm ngoài giờ (có lẽ cô nghĩ rằng tôi có thể xoay xở được với chiếc máy photocopy khá cũ ở đấy, hay là muốn nó hỏng hẳn để có thể đề nghị cơ quan mua máy mới không chừng?!)
Kinh nghiệm ở chỗ nào, sao không thấy chia sẻ? Đọc đến đây có thể bạn nổi giận về việc tôi cho bạn ăn quả lừa và viết rất dông dài, chém gió, bốc phét nổ trời?!. Thực sự, bạn đang được tôi training về tính kiên nhẫn và khả năng đọc hiểu đấy :D
- Tôi có tham gia công tác xã hội: chủ yếu là lúc đó ham vui và bị rủ rê chứ tôi không khoái lắm các hoạt động của Đoàn trường (tổ chức quản lý nó là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đấy). Cụ thể làm gì? Đi phát bánh trung thu, tham gia vài mùa chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh và cùng một thằng bạn học báo chí đi làm vài thứ chuyện vớ vẩn như nhặt bọc rác, vệ sinh kênh rạch (nói đúng hơn là đi… móc bùn).
- Tôi có tham gia vài câu lạc bộ: thực sự, tôi không biết hát, cũng chẳng biết múa, nói hẳn là lĩnh vực văn nghệ và nghệ thuật xem như mù tịt, chẳng biết gì. Nhưng tôi có đi tới những quán cà phê mà ở đó người ta chơi chim, đánh cờ, đọc sách hoặc truyền bá những thứ lúc đó còn mới mẻ: bán hàng đa cấp.
- Tôi cũng có đi làm thêm: dọn dẹp một căn phòng chứa đầy sách cũ để họ dùng căn phòng đó vào việc khác và được trả công rất rẻ bèo nhưng vui vì ở đó có một chiếc máy tính có trò WarCraft II (còn gọi là đế chế), giờ nghỉ trưa tôi có thể ngồi đó và kéo quân chinh phạt này nọ. Thêm một số việc linh tinh khác như được các bạn nữ SV thuê làm xe ôm chở đi tới bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương hoặc cái chỗ Bà mẻ trẻ em quái quỉ nào đó ở đường Cao Thắng; đánh máy văn bản / soạn PowerPoint thuê.
Và còn nhiều công việc lặt vặt khác không nhớ nổi hoặc vì lý do nào đó mà tôi không tiện liệt kê ra đây.
Vậy, những thứ linh tinh chẳng liên quan gì đến việc học – là nhiệm vụ hàng đầu của người sinh viên để làm gì? Tôi và một anh bạn từng tranh luận. Anh ấy đi con đường của anh ấy, tôi đi con đường của tôi. Ở đây tôi cho rằng không có đúng hay sai, cả hai cách đều ổn nếu chúng ta hiểu rằng việc học dù sao thì cũng là một cách trang bị hành trang để vào đời chứ không phải là một thứ trang sức để thể hiện rằng ta đây là trí thức hoặc có chút chữ nghĩa. Anh bạn tôi không hề đi làm thêm, không tham gia bất cứ hoạt động xã hội, làm thêm việc nào. Anh ấy học rất chăm, đến độ tóc quên cắt, thuê phòng trọ với cự ly rất gần trường để tận dùng phòng học trống, thư viện của trường cho việc học. Và anh ấy cũng thông minh nữa (đánh cờ khá giỏi, viết lách và trình bày các thứ rất logic, làm test IQ điểm cao). Anh ấy lý luận: thay vì mày đi làm thêm kiếm tiền, tao học chăm và lĩnh một lần vài loại học bổng khác nhau, cái nào hơn? Tôi mới hỏi: thế mày định sẽ làm gì trong tương lai? Anh ấy bảo: tao sẽ làm một nhà khoa học hoặc bét ra thì cũng làm một công việc liên quan đến viết lách, nghiên cứu, biên soạn từ điển. Tôi bảo: tao không học chăm như mày được, và tao cũng không thể ráng sức cỡ nào để có được 10 điểm môn mỹ học như mày, vậy mày nói xem, tao sẽ như thế nào? Sau khi tranh luận thì đi đến ngã ngũ: anh ấy và tôi cùng đồng ý rằng mỗi người có một con đường riêng, miễn con đường đó là đi bằng đôi chân của mình.
Sau này, khi ngồi vào vị trí của một người tuyển dụng, tôi mới thấy rằng những việc mình làm thời sinh viên, tưởng rất vô bổ, chủ yếu là ham vui nhưng vô tình nó là những công việc hữu ích, nó mang đến những thứ sau:
1. Tạo lập và rèn luyện cho bạn một số kỹ năng mềm: gặp gỡ người nọ người kia, nhìn thấy công sở người ta làm việc ra sao, công ty lớn – nhỏ, chỗ làm kinh doanh nhỏ, kinh tế hộ gia đình hoặc đơn giản là một cái xe nước mía,… người ta làm ăn như thế nào. Nếu bạn ở trong một gia đình mà phải sớm phải làm lụng vất vả để mưu sinh, thì những thứ như tôi nói là quá xoàng xĩnh, nhưng nếu bạn hồi giờ chỉ học hành thì bạn thấy sự thể là bạn bớt gà đi nhiều nhiều.
2. Tạo lập được các mối quan hệ xã hội: biết được người nọ người kia, ai là "tay tổ" trong nghề nào, những vụ xì-căn-đan nào từng xảy ra, điều gì là đáng tự hào về nghề nghiệp mình sẽ thay đổi, những gì "đạo đức nghề nghiệp" nên tránh, cám dỗ là gì,… Việc có lợi trước mắt: dễ tìm được chỗ xin thực tập và có thể kiếm được công việc trước khi tốt nghiệp.
3. Phát hiện ra một số khả năng của bản thân mà bạn chưa bao giờ từng biết đến: tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi có thể cầm đầu một nhóm các bạn khi đi chiến dịch tình nguyện Mùa Hè Xanh, và nhóm của tôi là một trong những nhóm được xem là có sức mạnh nhất, làm được nhiều việc ra trò nhờ sự đoàn kết. Tôi cũng không bao giờ nghĩ rằng bằng việc đi lang thang vào những buổi học quá tẻ nhạt, tôi đã vô tình học được việc sửa xe máy, thui rơm một con chó như thế nào, cho đến việc lắp ráp một chiếc máy tính PC dạng desktop, dù tôi là dân khoa học xã hội, đến việc cắt cổ gà còn không làm được…
4. Học đại học khác với học cấp 4 hay học phổ thông: bạn có thể thu nhận một số thứ sách giáo khoa không cung cấp mà bằng việc mài đũng quần ở giảng đường, các câu lạc bộ, thậm chí là quán cà phê của các giảng viên, sinh viên: những nơi sinh hoạt như thế này tuy kiến thức về học thuật và các cuộc tranh luận còn lâu mới được như nước ngoài mà ta đọc thấy trong sách (diễn thuyết như ở công viên Hyde Park của nước Anh chẳng hạn) nhưng nó cũng là những kiến thức mang hơi hướm "hàn lâm" một chút, cũng kích thích đầu óc bạn chịu suy nghĩ một chút. Tôi chỉ có thể tóm tắt tôi học được sự khác nhau lớn nhất ở phương Đông và phương Tây, và ngày nay người ta đang học hỏi, bổ sung lẫn nhau. Vì sao phương Tây lại là mảnh đất của khoa học, và phương Đông là mảnh đất của tâm linh? Bạn tự tìm câu trả lời đi nhé. Biết cái này, khi gặp một người đến từ bên kia bán cầu bạn sẽ không cảm thấy sốc hoặc làm cho họ sốc.
…. và còn rất nhiều thứ nữa nhưng bài viết có hạn, tôi sẽ có lúc khác đề cập.
Nếu đứng ở vai trò người tuyển dụng, bạn sẽ nhận ra rằng bạn thích tuyển được những người từng tham gia công tác xã hội, thiện nguyện. Khi vị trí cần tuyển là  lãnh đạo, quản lý, bạn còn thích thấy được trong CV ứng viên có những dòng thể hiện họ là một thủ lĩnh thực sự của một nhóm nào đó hơn là việc họ lộ ra rằng họ từng được đặt vào ghế nào đó bởi có ông bố/ bà mẹ làm chức vụ nọ kia.
Một sinh viên mới ra trường, bạn cảm thấy nản lòng khi ở đâu cũng đòi hỏi kinh nghiệm, làm sao ghi vào trong CV và kinh nghiệm ở đâu ra? Thực sự, trừ những vị trí đặc biệt, trong mẩu tin tuyển dụng người ta ghi rõ kinh nghiệm 2-3 năm hoặc hơn, còn thì họ không ghi gì hoặc ghi 1 năm, bạn có thể đáp ứng yêu cầu đấy. Tại sao? Những việc như tôi kể ở trên, tôi ghi đàng hoàng vào hồ sơ của tôi là tôi có kinh nghiệm 10 tháng khi nộp hồ sơ bởi cả thời gian thực tập và làm việc bán thời gian cộng lại, đúng 10 tháng, nếu tôi thích mập mờ câu chữ, tôi có thể ghi hẳn là "gần 01 năm", ai dám bắt bẻ nào?
Sau khi đọc hết bài trên, bạn có tìm ra nguyên nhân vì sao bạn nộp hồ sơ ở nhiều nơi mà không ai gọi cho bạn?
Một cách vô tình và vì công việc, tôi có trao đổi với số người làm công tác tuyển dụng khác, tôi có một phát hiện nhỏ muốn chia sẻ cùng bạn: đừng để bạn có một quãng trống nào trong CV của bạn, bạn phải bằng mọi giá có được việc làm dù nó có thể không phù hợp với chuyên môn môn của bạn, kể cả những công việc bán thời gian. Rất nhiều hồ sơ ứng viên bị loại ngay vòng gửi xe bởi nó có những đoạn "lủng lỗ", bỏ trống thời gian kiểu "thất nghiệp trắng".
Cuối cùng, bạn thấy bạn có may mắn không? Bạn cũng nhận ra rằng may mắn có được cũng đến từ sự chuẩn bị? Nếu may mắn, hãy cùng tôi đi uống bia hơi với đậu phộng rang muối nào.
— ráng thêm một chút… —
Mấy ông thầy bói nói có lý "cuộc đời của con ít gập ghềnh, đi đâu, làm gì cũng có quý nhân phò trợ tuy có thể không giầu sang, vinh hiển nhưng kiếm ăn dễ dàng chẳng phải nghĩ suy nhiều".
Nguồn Internet

4 lý do khiến bạn thất nghiệp

Trong quá trình tìm kiếm việc làm không ít người vì những lí do rất nhỏ đã vô tình loại mình ra khỏi công việc, và có thể là những lí do dưới đây:

1. Thiếu thực tế
Hoàng, nam 25 tuổi, chuyên ngành kỹ thuật, vị trí mong muốn: kỹ sư máy.
Đã tham gia trên dưới 10 cuộc phỏng vấn. Trong lần phỏng vấn gần đây nhất, khi nói đến vấn đề tiền lương, Hoàng thấy trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay tìm được việc đã là rất may mắn, vì vậy khi được hỏi với thái độ trả lời không mấy quan tâm của Hoàng khiến nhà tuyển dụng không mấy hài lòng và cơ hội làm việc cũng biến mất.
Nhận xét: Tiền lương là tiêu chuẩn đánh giá năng lực của bạn, với người không mấy quan tâm đến sức lao động của mình thì liệu anh ta có nỗ lực vì công ty hay không?

2. Thiếu tự tin
Lệ Nguyên, nữ 24 tuổi, chuyên ngành pháp luật, vị trí mong muốn: tư vấn khách hàng.
Trong cuộc phỏng vấn tại một công ty đầu tư thương mại nước ngoài mà Nguyên tham gia, nhà tuyển dụng hỏi: “Công ty chúng tôi tuyển dụng sinh viên chuyên ngành, bạn là sinh viên tốt nghiệp đại học, tại sao lại tham gia vị trí này?”.
Nguyên ấp úng: “Em thấy công ty rất tốt và thích hợp với chuyên ngành của em”.
“Công ty tốt chỗ nào? Áp lực công việc lớn, thường xuyên thêm giờ, em có thể thích ứng không? Thời gian thử việc lương là 1triệu rưỡi, không có tiền thưởng.”
Sau khi Nguyên phỏng vấn, nhà tuyển dụng cười với cô: “Lần sau nếu đi phỏng vấn em hãy tự tin hơn nhé ”.
Nhận xét: Thiếu tự tin dễ khiến người khác cho rằng bạn có năng lực thấp, và không được nhà tuyển dụng lựa chọn.

3. Muốn nổi bật
Lễ, nam 23 tuổi, chuyên ngành thương mại quốc tế, vị trí mong muốn phòng kế hoạch kinh doanh.
Khi tham gia phỏng vấn công khai của một công ty nổi tiếng trong nước tại trường, Lễ nghĩ rằng nếu mình biểu hiện tốt hơn người khác thì cơ hội sẽ đến với mình vì vậy anh thể hiện rất tích cực. Khi phỏng vấn, người khác chưa kịp nói, Lễ đã cướp lời, và có đến 2/3 câu hỏi được anh trả lời. Sau một tuần có kết quả, Lễ sẽ không được tham dự buổi phỏng vấn tiếp theo của công ty.
Nhận xét: Tự tin và ngạo mạn khiến ta dễ bị sai lầm, sự ngạo mạn khiến người ta không có tinh thần đoàn kết và nhà tuyển dụng thường không thích người muốn làm việc mà không có tinh thần tập thể.

4. Thiếu tự lập
Lan, nữ 23 tuổi, chuyên ngành kế toán, vị trí mong muốn: làm việc ngoài văn phòng.
Tuần trước Lan nhận được thông báo phỏng vấn của doanh nghiệp mà mình ưng ý từ lâu. Khi phỏng vấn, Lan được hỏi: “ Dựa vào tính cách của bạn, nếu chúng tôi sắp xếp bạn tại vị trí mà bạn mong muốn nhưng khách hàng cần bạn tự tìm kiếm”. Sau khi suy nghĩ, Lan trả lời: “Vậy hãy để tôi thương lượng với bố”. Nhà tuyển dụng im lặng một lúc và bảo Lan: “Sau này khi tham gia phỏng vấn, bạn đừng nói cần thương lượng với bố, như vậy sẽ thể hiện bạn là người không có chủ kiến”.
Nhận xét: Hãy thể hiện mình có đủ khả năng để tự quyết định công việc và có chủ kiến riêng của mình.