Công dân trong độ tuổi nhập ngũ không được xác nhận lý lịch?

Tôi muốn làm hồ sơ để đi xin làm nhưng UBND phường không ký xác nhận vào sơ yếu lý lịch. Pháp luật có quy định về việc không ký xác nhận lý lịch của công dân trong độ tuổi gọi nghĩa vụ hay không?
Tôi năm nay 23 tuổi, đã tốt nghiệp cao đẳng. Tôi muốn làm hồ sơ để đi làm nhưng UBND phường nơi tôi đăng ký hộ khẩu thường trú không ký xác nhận vào sơ yếu lý lịch. Lý do phường cho hay là tôi đang trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự.
Vũ Phi
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, điều 1 Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Bên cạnh đó, các trường hợp được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ cũng được quy định tại Điều 3 và điều 4 Nghị định 38/2007/NĐ–CP gồm: người chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ; là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005; con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1...
Đối chiếu các quy định này, bạn vẫn trong độ tuổi thực hiện nghĩa quân sự và nếu không thuộc một trong các trường hợp được miễn nhập ngũ hay tạm hoãn nhập ngũ thì nếu có lệnh gọi nhập ngũ vẫn phải làm nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
Về việc “xác nhận lý lịch của công dân” tại UBND phường:
Sơ yếu lý lịch là những thông tin về nhân thân, về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh chính trị-xã hội, trình độ văn hóa chuyên môn, quá trình tham gia công tác... của công dân. Sơ yếu lý lịch thường được sử dụng vào mục đích học tập hoặc tuyển dụng việc làm, do vậy sơ yếu lý lịch (theo mẫu) cần phải ghi đầy đủ diễn biến quá trình hoạt động, công tác của công dân đến thời điểm nhất định.
Về thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch, khoản 7 và khoản 9 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 quy định, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn: “Thực hiện việc đăng ký, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp không phân biệt độ tuổi; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật”.
Về nguyên tắc, những nội dung cụ thể có liên quan thông tin về hộ tịch, cư trú của công dân trong sơ yếu lý lịch thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của UBND, UBND cấp xã nơi công dân có đăng ký thường trú là cơ quan có thẩm quyền chứng thực sơ yếu lý lịch.
Khi chứng thực sơ yếu lý lịch tại UBND, công dân phải xuất trình bản chính Giấy chứng minh nhân dân, bản chính Sổ hộ khẩu và một số giấy tờ khác có liên quan đến hộ tịch, cư trú như Quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch… để cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, xác minh cụ thể đối với sơ yếu lý lịch của công dân.
Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân và trách nhiệm chứng thực sơ yếu lý lịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, do hai cơ quan khác nhau thực hiện. Việc chứng thực sơ yếu lý lịch như đã nói ở trên là do UBND cấp phường, xã tiến hành; còn việc xác định đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự là thẩm quyền của Ban chỉ huy quân sự cấp phường, xã.
Như vậy, việc bạn chưa thực hiện nghĩa vụ quân sự không liên quan đến việc chứng thực sơ yếu lý lịch. Do đó, nếu bạn không có hành vi trốn tránh việc gọi nhập ngũ thì việc UBND phường nơi bạn đăng ký thường trú “không chịu ký xác nhận lý lịch” của bạn với lý do bạn “đang trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự” là không đúng quy định của pháp luật.
Thạc sĩ, luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Thầy Lê Thẩm Dương - Thẩm Định Lòng Tin - P5

Thầy Lê Thẩm Dương - Thẩm Định Lòng Tin - P5

Thẩm định lòng tin - Lê Thẩm Dương - P4

Thẩm định lòng tin - Lê Thẩm Dương - P3

Thẩm Định Lòng Tin - Lê Thẩm Dương Phần 2

Thầy Lê Thẩm Dương - Thẩm Định Lòng Tin - P1

Kỹ Năng Sống Định hướng nghề nghiệp cho tương lai

Chọn nghề cho tương lai

Nghề nghiệp cho tương lai

Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

Khi cử nhân đi học làm thợ

Ngày nay, Trung cấp nghề lại là con đường hiệu quả nhất để lập nghiệp thành công trong thời buổi “thừa thầy thiếu thợ” này.

Đại học không còn là “con đường” duy nhất để vào đời

Đã qua rồi cái thời mà 2 câu vè “Nhất Kiến Nhì Kinh, Tam Tin, Tứ Luật”, “Nhất Y , Nhì Dược, tạm được Bách Khoa” là “tuyên ngôn” của những thí sinh thi ĐH, khi mà hiện nay hai từ “thất nghiệp” đang treo lủng lẳng trên đầu những sinh viên tốt nghiệp ra trường những năm gần đây. Theo Bộ LĐ-TB-XH, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên hậu tốt nghiệp CĐ-ĐH năm 2010 đã đến con số báo động là gần 40% và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hệ quả của việc xuất hiện thêm gần cả trăm trường CĐ-ĐH từ 2005 đến nay là chất lượng đào tạo kém hiệu quả, chương trình đào tạo thì “chấp vá” và “nửa vời”; khiến lứa sinh viên trúng tuyển vào giai đoạn 4 - 5 năm về trước khi xưa “vui mừng” bao nhiêu thì bây giờ họ phải chịu “khổ” bấy nhiêu. Phần lớn họ không may rơi vào tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, với trình độ học vấn và năng lực làm việc lơ lửng “thầy không ra thầy” mà “thợ cũng không ra thợ”, vấn nạn này đã tồn tại lâu trong thị trường lao động Việt Nam mà vẫn chưa thể khắc phục được phần nào.
Hệ quả tiếp theo của tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” là “cử nhân học làm thợ”. Đây chỉ là “giọt nước làm tràn ly” của một cái vòng tròn lẩn quẩn không hồi kết. Việc không định hướng rõ ràng cho học sinh ngay từ ghế nhà trường phổ thông đã tạo nên tư tưởng “ĐH là con đường duy nhất để vào đời”, và chê “học Trung cấp không sang bằng ĐH”, điều này đã ăn sâu vào tư tưởng bao thế hệ người Việt. Những tân cử nhân tràn đầy hoài bão đến khi tốt nghiệp, họ mới ngỡ ngàng nhận ra những gì mình học suốt 4-5 năm tại giảng đường đã trở thành hoài công vô ích, áp lực “tồn tại” buộc họ phải chọn con đường “cử nhân học làm thợ” trong sự tiếc nuối và cay đắng của thời tuổi trẻ bồng bột.

Trung cấp nghề “con đường hiệu quả nhất” để lập nghiệp thành công trong lúc này

TS Đặng Thanh Vũ – Hiệu Trưởng Trung cấp nghề Việt Giao (193 Vĩnh Viễn, Q.10, TP.HCM) thẳng thắn phân tích cho thấy: chúng ta hãy cùng xem qua bài so sánh nho nhỏ sau đây giữa việc học Trung cấp rồi liên thông CĐ-ĐH trong 5-6 năm và học ĐH 4-6 năm. Nếu bạn chọn học Trung cấp trong 2 năm rồi vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm, hiện nay nhiều trường Trung cấp đều hỗ trợ sinh viên tìm việc làm thêm trong khi học. Sau đó bạn tiếp tục vừa học vừa làm trong khi học liên thông lên CĐ-ĐH thêm 3 hoặc 4 năm nữa. Tuy phải trải qua một chặng đường khá dài để đạt được thành quả là tấm bằng ĐH nhưng bạn có 3 lợi điểm hơn so với những sinh viên ĐH mới ra trường.
Thứ nhất là bề dày kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành nghề bạn đang học. Thứ hai là bạn vừa học vừa làm sẽ có thêm một khoản chi phí để trang trải, nó cũng phù hợp với những hoạt động trong giới sinh viên của các nước tiên tiến trên thế giới. Thứ ba, việc chọn học liên thông CĐ-ĐH theo từng giai đoạn giúp bạn có cơ hội suy xét lại nhiều hơn sinh viên ĐH 2-3 lần trong việc chọn được trường ĐH tốt, trong khi đó sinh viên ĐH chỉ có 1 cơ hội để chọn lựa. Việc vừa học vừa làm, vừa tích lũy kiến thức chuyên môn vừa năng cao năng lực làm việc sẽ là điểm cộng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Theo xu thế hiện nay, những nhà tuyển dụng phải tiết kiệm chi phí nhân sự cho từng nhân viên được tuyển vào, tức là họ rất ngại phải đào tạo lại sinh viên mới ra trường rồi mới có thể sử dụng được.
Chia sẻ thêm ở khía cạnh này, chuyên gia tư vấn Nguyễn Minh Trang cho rằng có một số bạn lại suy nghĩ chọn một ngôi trường CĐ-ĐH “thường thường bậc trung”, hay trường mang đẳng cấp “ao làng” cho phù hợp với yêu cầu “học cho có” bằng ĐH của bạn, trong khi chất lượng đào tạo “chắp vá”, bị “thổi phồng” và đầy “hạt sạn” thì bạn đang chọn lựa chọn một cách đầu tư sai lầm cho tương lai của chính mình. Rồi thành quả bạn đạt được sau 4 năm học ĐH có thể sẽ là cảnh “chạy ăn từng bữa” với một công việc trái nghề, hoặc một công việc đúng nghề nhưng lương thấp, do những gì bạn thật sự học được quá ít so với những gì công việc thực tế yêu cầu; hoặc xa hơn, bạn buộc phải chọn lựa con đường học lại, nếu không bạn sẽ sớm bị đào thải.
Điều này còn chưa kể đến sự “hụt hẫng”, “tiếc nuối”, “cay đắng” khi đối diện với thực tế nghiệt ngã sẽ làm tinh thần bạn sa sút, trì trệ, gây ảnh hưởng đến lý tưởng và hoài bão thời tuổi trẻ của bạn. Dù bạn rơi vào tình trạng nào được nêu trên thì bạn cũng đã làm lãng phí thời gian và tiền bạc của gia đình và của chính bản thân bạn. Đó chính là điều sẽ làm bạn ray rứt một thời gian dài.
Con đường không “sang trọng” nhưng lâu bền
Nếu bạn lo sợ về vấn đề: “học trung cấp không sang bằng ĐH” thì bạn đang có suy nghĩ sai lệch. Không có trường học nào thấp kém, không có nghề nghiệp nào hèn hạ, điều quan trọng chính là sự lựa chọn của bản thân bạn, không ai có thể thay thế quyền quyết định của chính bạn. Bạn đang tìm kiếm một con đường thành công cho bản thân, một con đường thăng tiến hiệu quả nhất và vững chắc cho tương lai của bạn thì bạn không nên ngại ngùng và lo lắng cho vấn đề “sĩ diện”. Nhiều doanh nhân nổi tiếng trên thế giới vẫn giàu có và thành đạt dù họ không có trong tay tấm bằng ĐH, họ cũng trải qua muôn vàn khó khăn do “không học cao” nhưng họ vẫn thành đạt, tất cả họ đều có điểm chung là tinh thần cầu tiến và nỗ lực không ngừng. Chỉ cần bạn có tinh thần cầu tiến và sự nỗ lực không ngừng như họ, không ngại khó ngại khổ thì thành quả “trái ngọt” sẽ rất nhanh đến với bạn.

Tóm lại, khi chọn lựa học trung cấp, bạn đã chọn lựa cho mình “con đường hiệu quả nhất” để thành đạt sau này. Dù bạn vấp phải sự phản đối từ bất kì ai, dù mức xuất phát điểm của bạn rất thấp và không “sang trọng” như nhiều người nhưng hiệu quả về lâu dài của quyết định này sẽ làm bạn hài lòng.

-----Nguồn Internet-----

Sinh viên trường nghề sẽ có cơ hội liên thông lên hệ chính quy

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn đào tạo liên thông từ trình độ TC, CĐ nghề lên trình độ CĐ và ĐH. Đây sẽ là cơ hội để sinh viên các trường nghề có thể học lên các cấp học cao hơn và nhận bằng chính quy.
Sinh viên trường nghề sẽ có cơ hội nhận bằng ĐH, CĐ chính quy

Theo dự thảo thì những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề và cao đẳng nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên trình độ cao đẳng và đại học theo quy định về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT.
Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề, nếu chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở phải học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Thời gian đào tạo liên thông dành cho đối tượng sinh viên các trường nghề sẽ tương đương với sinh viên học các hệ chính quy. Cụ thể đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên trình độ cao đẳng và từ cao đẳng nghề lên trình độ đại học được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai năm học. Đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên trình độ đại học được thực hiện từ ba đến bốn năm học.
Cũng theo dự thảo thì trường cao đẳng, đại học được giao nhiệm vụ đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học phải đảm bảo các điều kiện đã có quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo hệ chính quy trình độ cao đẳng, đại học. Đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học theo quy định về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT.
Các trường cao đẳng, đại học có trách nhiệm so sánh, đối chiếu mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, khối lượng kiến thức, tỷ lệ về thời lượng giữa lý thuyết với thực hành, thời gian đào tạo, phương pháp kiểm tra, đánh giá của chương trình trung cấp nghề, cao đẳng nghề với chương trình đào tạo cao đẳng, đại học của cùng ngành nghề đào tạo để xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên cao đẳng, đại học.
Dự thảo cũng nhấn mạnh, việc cấp văn bằng tốt nghiệp cho người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo liên thông từ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học thực hiện theo các quy định của Bộ GD-ĐT.

Quy định về cấp bằng khi đào tạo liên thông
Theo quy định đào tạo liên thông thì người học theo hình thức học ban ngày, tập trung liên tục tại trường, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ chính quy, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hệ chính quy.
Người học theo hình thức vừa làm vừa học, thực hiện Quy chế về tuyển sinh, Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học, sau khi kết thúc khoá học, nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp của hệ vừa làm vừa học, người học được cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng hình thức vừa làm vừa học.


-----Nguồn Internet-----

Học một ngành, làm một nghề

Trái ngành, trái nghề dường như đang là một xu hướng rất phổ biến trong cộng đồng sinh viên.Không kiếm được công việc hợp với chuyên ngành
Số lượng sinh viên ra trường với tấm bằng đại học khá hay giỏi, không đồng nghĩa với việc tất cả các bạn sẽ có một công việc tương ứng với những gì mình đã học. Hiện tại, xã hội đang phải đối mặt với nạn thất nghiệp ngày một gia tăng, sinh viên không kiếm được viêc làm đúng với nguyện vọng của chính bản thân. Đặc biệt, khi nền kinh tế đang phải đối mặt với những khó khăn, thì không chỉ riêng sinh viên mới ra trường, đặc biệt là những sinh viên khối Kinh tế bị ảnh hưởng, mà những công nhân viên chức dù đang có công việc ổn định vẫn canh cánh nỗi lo bị sa thải. Vậy thì thay vì cứ chờ đợi một chức Kế toán hay nhân viên Tài chính, các bạn lại chọn một ngã rẽ khác an toàn hơn cho chính mình.
Không thích thú và cảm thấy phù hợp với chuyên ngành
Dường như đây không chỉ là câu chuyện của riêng ai, mà nó "phủ sóng" rộng rãi trong cộng đồng sinh viên ngày nay. Có đến 8 trong số 10 bạn cho rằng: “Mình cảm thấy không phù hợp/ không thích chuyên ngành mình đang học. Mình thích cái này hơn, mình hứng thú cái kia hơn”
12 năm học đầy vất vả, chỉ còn chặng đường vượt vũ môn cuối cùng, và mặc dù vẫn được sự hỗ trợ tư vấn đầy đủ từ cha mẹ, thầy cô,... nhưng các bạn học sinh sinh viên vào thời điểm đó vẫn chưa thể vạch ra hướng đi rõ ràng cho tương lai sau này của mình. “Lúc đó mình chỉ quan tâm việc đậu đại học đã, còn chuyện học ngành gì làm nghề gì chẳng qua là nghe sao làm vậy thôi” – L.A, cô bạn sinh viên năm 3 trường ĐH KHTN tâm sự - “ Thành ra trong quá trình học đại học cũng bị áp lực nhiều lắm, phần vì mình không thích nên miễn cưỡng học cho xong”.
Ngày trước khi còn có cơ hội lựa chọn thì lại không biết mình thích gì, muốn gì và chọn gì. Cho đến khi rõ ràng được khả năng của bản thân phù hợp với môi trường nào, sự thích thú quan tâm dành cho ngành nghề nào, thì đã không còn thời gian để lựa chọn.
Tạm kết
Trái ngành có thể mang đến một công việc đúng theo ý muốn và sở thích và bản thân, nhưng có phải ai cũng có thể “trái ngành” được hay không? Phần lớn các công ty, doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng những gương mặt xuất sắc nổi trội, điều đó đồng nghĩa với việc sinh viên phải có kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, cũng như kinh nghiệm trong ngành nghề này. Việc trái ngành trước mắt đã là hạn chế, đặc biệt sẽ là hạn chế lớn đối với những sinh viên từ học khối ngành này lại “nhảy” sang công việc chẳng có tí phần trăm nào liên quan.
Trái ngành không chỉ đơn giản cứ thích là thực hiện được. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể tự trau dồi cho bản thân mình những kiến thức nền tảng thông qua những khóa học đào tạo ngắn hạn, tham gia trở thành những cộng tác viên, thực tập sinh tại các công ty hay doanh nghiệp. Có thể vào thời điểm ban đầu khi quyết định chuyển hướng, các bạn sẽ ít nhiều gặp phải những khó khăn, hoang mang, nhưng hãy cứ từ từ từng bước một tìm ra lối đi cho mình, hỏi thăm ý kiến những người đi trước, tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm căn bản. Nếu có niềm đam mê thực sự, cộng với sự cố gắng không ngừng nghỉ, nhất định các bạn sẽ gặt hái được thành quả!

-----Nguồn Internet-----

Vào lớp 10 không phải là con đường duy nhất

Ngày 18.5, Ngày hội tư vấn tuyển sinh lớp 10 và hướng nghiệp, phân luồng sau THCS đã được tổ chức tại Trường THCS Ngô Tất Tố (Phú Nhuận) với sự tham dự của 12 trường THCS, THPT cùng hàng trăm phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 10.

Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại TPHCM năm học 2014-2015 khoảng 62.000 học sinh (HS) nhưng dự kiến có khoảng 76.000 HS tốt nghiệp THCS. Như vậy, sẽ có khoảng 14.000 HS rớt lớp 10 công lập. Hơn nữa, năm nay thành phố xóa bỏ hình thức xét tuyển nên theo dự đoán của nhiều chuyên gia, kỳ thi này sẽ căng thẳng hơn năm học trước. Vì thế, công tác tư vấn và phân luồng học sinh từ lớp 9 đang rất được chú trọng.
Ông Ninh Văn Bình, Trưởng phòng GDĐT quận Phú Nhuận cho biết, để thực hiện được chỉ thị của Bộ Chính trị về mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề, đồng thời để nâng cao nguồn nhân lực, công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh lớp 9 nhằm giúp phụ huynh và học sinh định hướng chọn trường phù hợp với năng lực bản thân.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn tâm lý Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho biết, vào lớp 10 không phải là con đường duy nhất dành cho các em học sinh tốt nghiệp THCS. Ông đưa ra dẫn chứng: “Hiện đang có 18.000 cử nhân thất nghiệp, mỗi năm lại có thêm hàng chục học sinh đang học THPT bỏ học nên các bậc phụ huynh đừng nghĩ rằng nếu con mình không vào được lớp 10 thì sẽ không làm được việc gì. Nếu các em không có đủ khả năng vào được lớp 10 công lập thì vẫn còn rất nhiều con đường khác như học dân lập, học trường nghề, học các chương trình vừa văn hóa, vừa sơ cấp nghề như 9+3… miễn sao các trường đó phù hợp với khả năng của con mình. Các vị phụ huynh đừng biến việc học của con thành một “cuộc chiến” ganh đua của mình. Không ai có thể quyết định được hạnh phúc và thành công thay cho con cái, vì thế hãy tỉnh táo và nên có sự bàn bạc, tôn trọng sự lựa chọn của các em học sinh”.
Thầy Nguyễn Hữu Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa chia sẻ, phụ huynh hiện nay đang có khuynh hướng kỳ vọng quá cao vào con, bắt con thi những trường có điểm chuẩn cao nên năm nào cũng có một số học sinh rớt lớp 10. Vì thế, các phụ huynh cần cân nhắc thật kỹ, lắng nghe cách phân tích của giáo viên chủ nhiệm cũng như của các chuyên gia tư vấn để chọn trường phù hợp cho con em mình.
Sở GDĐT TPHCM đã công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT là ngoại ngữ. Thí sinh thi viết ba môn ngữ văn, toán (120 phút/môn) và ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật) với thời gian 60 phút trong hai ngày 21 và 22.6.

-----Nguồn Internet-----

Học trung cấp nghề, tương lai vẫn rộng mở


Một số bạn trẻ hiện nay vẫn chọn nghề nghiệp theo một lối mòn của tư duy, đó là bằng mọi giá phải thi được vào đại học, cao đẳng (ĐH - CĐ), bất kể khả năng của mình đến đâu, cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào.
Trong khi đó, theo thống kê mỗi năm, chỉ có một tỷ lệ khoảng 40% các thí sinh đủ điều kiện bước qua cổng trường ĐH-CĐ. Điều này gây tốn kém cho cả gia đình và xã hội, mặc dù đó là nguyện vọng chính đáng của các bạn trẻ.
Đại học không phải là con đường duy nhất
Nhiều bạn trẻ đã từng bâng khuâng đứng trước cổng trường đại học nhưng không có sự hình dung đầy đủ về nghề nghiệp sẽ làm trong tương lai, mặt khác lại không có người từng trải giúp đỡ hướng nghiệp một cách đúng đắn. Hậu quả là, không ít cử nhân, sau khi tốt nghiệp ra trường lại nhận ra rằng việc thu nhận kiến thức trên giảng đường và trong thực tế là một khoảng cách xa. Sự nhận biết về chuyên ngành học đã không đúng như thực tế đòi hỏi, thành thử tìm việc làm đúng nghề, đúng nghiệp là quá khó. Không ít người phải ngậm ngùi chia tay với những kiến thức đã dùi mài để làm trái ngành, trái nghề...
Theo một thống kê gần đây của sở Lao động - Thương binh & Xã hội một thành phố lớn, chỉ có khoảng 30% sinh viên tốt nghiệp ra trường có công việc đúng hoặc gần với chuyên ngành được đào tạo, còn 30% muốn tìm một việc làm khác, 40% chưa tìm được việc làm.
Nắm bắt điều này, nhiều bạn trẻ rất thức thời nhận diện nhanh xu thế phát triển của thời đại và chọn ngay cho mình một nghề để phát triển sự nghiệp. Thị trường lao động Việt Nam đang chuyển hướng rất nhanh. Các nhà tuyển dụng chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng làm việc, hiệu quả công việc hơn là đặt nặng vào bằng cấp, nơi tốt nghiệp của người học. Và thực tế đã chứng minh, nhiều người học ĐH-CĐ sau khi tốt nghiệp một vài năm, vẫn loay hoay tìm việc làm, trong khi đó, người học nghề nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp với mức thu nhập khá cao và gặt hái được rất nhiều thành công trong cuộc sống.
Nên học nghề gì?
Nền kinh tế còn nhiều khó khăn và nhiều khả năng gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trong những năm sắp tới, thật khó tin rằng các công ty vẫn tuyển dụng nhân sự ồ ạt. Theo lý giải của các chuyên gia dự báo nguồn nhân lực, do sự phức tạp ngày càng tăng của thị trường lao động và nhu cầu phát triển không ngừng của người sử dụng lao động, nhiều ngành vẫn mở ra những cơ hội tuyệt vời dành cho các ứng viên. Trong đó, theo các chuyên gia, vẫn có những ngành nghề hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng khá cao như: ngành Quản trị Knh Doanh, Công nghệ thông tin, Quản trị mạng, Thiết kế Đồ Họa…
Đây sẽ là cơ hội để các bạn trẻ vươn tới thành công bằng cách học tập tại các trường nghề bởi đây là con đường ngắn nhất, đòi hỏi kỹ năng thực tế cuộc sống hơn là những kiến thức khô khan, “bác học”… được học tập tại các giảng đường. Hơn nữa, học tập tại các trường nghề bạn trẻ được “cầm tay chỉ việc”, mang những kiến thức khô khan áp dụng vào ngay thực tế để các bạn trẻ hiểu và tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp được đào tạo.
“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” - bạn trẻ nên cân nhắc khi lựa chọn một tương lai tươi sáng cho riêng mình. Tuy nhiên, việc lựa chọn một cơ sở đào tạo nghề có chất lượng là yếu tố không kém phần quan trọng, nó quyết định cơ hội việc làm và sự nghiệp của bạn. Một trong số những trường trung cấp nghề có uy tín chuyên đào tạo những nhóm ngành trên mà các bạn học sinh và gia đình có thể tin tưởng là trường Trung cấp nghề TM.Computer (565 Trương Công Định, Phường 7, Tp.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu)- một điểm đến để tạo lập tương lai bền vững.

Bạn chọn: Bằng cấp hay Kiến thức ?




Có bằng cấp cao thì dễ xin được việc làm tốt, nhưng cái quyết định hiệu quả công việc lại là kiến thức. Bạn là một sinh viên nhưng có thật sự bạn đang học để tích lũy kiến thức hay chỉ đến lớp điểm danh mỗi ngày và chờ đến ngày nhận bằng?

Trước đây, xin việc là phải có bằng, bằng càng cao thì càng dễ xin việc. Nhiều công ty trước đây tuyển một vị trí công nhân sửa chữa bảo trì cũng đòi hỏi ứng viên có bằng cao đẳng, hay tuyển thư ký cũng cần bằng đại học. Người học cần phải có bằng cấp thật cao, thật nhiều nhưng thực tế lại không cần thiết trong công việc. Dẫn đến tình trạng thừa kỹ sư, cử nhân mà thiếu công nhân, thiếu người thợ. Người học tuy trình độ khác nhau nhưng ai cũng phải lo cho xong phần mình là phải có đủ mọi loại bằng thì mới mong tìm được việc. Điều đó dẫn đến thói quen học tập rất thụ động trong phần lớn sinh viên (SV).
Nhưng ngày nay ...
Nếu trả lời câu hỏi: “Bạn đi học vì bằng cấp hay kiến thức?” Chắc hẳn không ít SV sẽ dễ dàng xác định mục tiêu hàng đầu của mình là kiến thức. Ai cũng hiểu được tầm quan trọng của kiến thức và kỹ năng thực sự trong công việc. Trong bối cảnh đất nước mở cửa ngày càng nhiều, kinh tế thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, xã hội chỉ dung nạp những con người giỏi thực sự và con người sẽ được trả công xứng đáng với những gì mình cống hiến. Không nhà đầu tư nào muốn bỏ ra một khối tiền để trả lương cho những người không có năng lực, hay trả lương theo bậc kỹ sư để con người đó làm những công việc của một công nhân. Vì vậy, năng lực làm việc thực sự của người lao động ngày càng được đề cao. Mà năng lực đó phải được xây dựng và phát triển dựa trên nền móng là kiến thức mà bạn đã được học không chỉ trên ghế nhà trường mà còn trong những hoạt động thực tế. Học để lấy kiến thức ngày càng là điều tất yếu đối với tất cả mọi người.
Hãy học vì kiến thức
Xác định mục tiêu học để tích lũy những gì cần thiết cho công việc mai sau, bạn hãy học một cách tích cực và chủ động. Nhiều SV ngày nay vẫn còn hay đổ lỗi tất cả cho chương trình giáo dục lỗi thời hay phương pháp tổ chức giảng dạy cổ hủ và so sánh nhiều với SV nước ngoài có những ưu tiên lợi thế trong học tập mà không nhận ra rằng chính bản thân của mình đang rất thụ động. Kiến thức ở mọi nơi xung quanh ta, phải thu gom, phải chủ động nắm bắt lấy nó. Không nên vì chương trình giáo dục lỗi thời, phương pháp lạc hậu mà cũng lạc hậu, lỗi thời theo.
Học chủ động là như thế nào?
Đầu tiên là bạn hãy tự học. Đừng đợi kiến thức do thầy cô mang đến nhồi nhét vào đầu bằng cách đọc chính tả. Thầy cô chỉ là những người hỗ trợ bạn trong việc học tập. Hãy tìm hiểu thật nhiều, đọc sách thật nhiều, trau dồi nhiều bài tập và tài liệu liên quan đến môn học của mình. Chủ động thắc mắc, tự giải đáp thắc mắc và trực tiếp tham khảo ý kiến của thầy cô. Hãy làm quen với thư viện trường và giành nhiều thời gian ở đó. Lập nhóm học tập, cùng nhau trao đổi sẽ tạo sự hứng khởi và mang lại hiệu quả học tập cao.
Hãy tham gia những khóa học ngắn hạn để trau đồi những kỹ năng xung quanh chuyên ngành học của mình. Ngày nay, trong công việc, những kỹ năng mềm đóng vai trò rất quan trọng để bạn hoàn thành công việc của mình và thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp. Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình... hay những khóa học về ngoại ngữ, tin học.
Nhà tuyển dụng ngày càng đánh giá cao những kỹ năng này. Người ta cho rằng, trong thành công của người lao động ngày nay chỉ có 25% là từ kiến thức trên ghế nhà trường còn 75% là từ những kỹ năng mềm kể trên. Do đó, đây cũng là những kiến thức cần thiết mà bạn phải tích lũy song song với kỹ năng cứng từ trường chính quy. Tuy nhiên, dù học cái gì bạn hãy cố gắng thật sự để lãnh hội nó, không thôi bạn lại đi vào vết xe đổ là chạy theo bằng cấp đấy nhé.
Một công việc bán thời gian phù hợp chuyên ngành đang học vừa để chi tiêu thêm trong đời sống SV, vừa để trau dồi và thực hành trực tiếp những kiến thức khô khan trên giảng đường và học hỏi thêm những kiến thức thực tế luôn là sự yêu thích của SV. Bạn sẽ có cơ hội cọ sát với môi trường làm việc của doanh nghiệp, vừa kiếm thêm thu nhập cho mình. Hãy thử tưởng tượng sau này khi ra trường, bạn viết vào lá đơn xin việc những kinh nghiệm bạn đã có qua hàng loạt công việc bán thời gian trong thời gian bạn còn đi học, điều đó sẽ thu hút nhà tuyển dụng như thế nào. Nhưng hãy cẩn thận, đừng quá ham mê làm thêm quá mà bê trễ nhiệm vụ chính của SV là học tập nhé.

Có vẻ như có rất nhiều cách để bạn học tập một cách chủ động mà tích lũy cho mình kiến thức và kỹ năng thật sự. Nhưng tất cả sẽ không thành công nếu bạn không bắt đầu ngay từ lúc này. Hãy phát huy thế mạnh sức trẻ để thu gom thật nhiều kiến thức. Bạn sẽ có một thời khóa biểu bận rộn nhưng không kém phần thú vị. Hãy để bằng cấp làm đúng nhiệm vụ của nó là chứng minh giá trị thực của bạn còn giá trị thực của bạn sẽ đảm bảo cho bạn một tương lai thành công.
-----Nguồn Internet-----

Quản trị Mạng - Nghề "HOT" của giới trẻ


Thành thạo việc thiết kế các hệ thống mạng an toàn, nâng cao tính bảo mật, nằm lòng các kỹ thuật xâm nhập cũng như các biện pháp phòng chống tấn công hiệu quả, đó là những công việc cơ bản của một quản trị mạng chính hiệu...

Tuy hình thành ở Việt Nam chưa lâu nhưng quản trị mạng đang nhanh chóng trở thành một nghề “nóng” trong danh sách những công việc có độ hút lớn với giới trẻ năng động. Không đơn thuần là nghề chỉ dành cho những người đam mê, quản trị mạng còn là nghề luôn yêu cầu bạn trau dồi nhiều khả năng như làm việc có kế hoạch, biết cách lên chiến lược...Nghề nào cũng vậy, để thành công bạn phải chấp nhận vượt qua thử thách và khó khăn. Thế nhưng cơ hội luôn mở lối cho những người trẻ yêu thích, đam mê kỹ thuật, dám “sống chết” với nghề quản trị mạng

Dân IT hiện nay hoàn toàn không “sợ” thất nghiệp khi đến với nghề quản trị mạng. Thị trường việc làm luôn ưu ái dành cho dân quản trị mạng những vị trí “trong mơ” với nhiều bạn trẻ. Khi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không còn là khái niệm mới mẻ với máy tính và Internet thì quản trị mạng càng có nhiều đất để tung hoành.
Một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin có quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử có thể cần tới một phòng quản trị mạng có vài chục, thậm chí là hàng trăm nhân viên, vậy mà mà đôi khi còn kêu “thiếu nhân lực” bởi mạng máy tính là sự sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa thì con số khiêm tốn hơn với khoảng trên dưới 5 người. Còn các doanh nghiệp nhỏ cũng phải có ít nhất một nhân viên chuyên trách hệ thống mạng.
Hiện nay thị trường đang có nhu cầu rất cao đối với nghề quản trị mạng. Càng lúc công việc này càng chứng tỏ được vai trò ngày càng cao và không thể thiếu được trong thế giới thông tin rộng lớn. Nhiều người nhận định quản trị mạng là một nghề “có quyền lực”. Thành thạo việc thiết kế các hệ thống mạng an toàn, nâng cao tính bảo mật, nằm lòng các kỹ thuật xâm nhập cũng như các biện pháp phòng chống tấn công hiệu quả… là những công việc cơ bản của một quản trị mạng chính hiệu.
Tuy nhiên, để trụ lại và phát triển với nghề này, dân quản trị mạng phải ra sức học không ngừng bởi đặc tính của nghề này đòi hỏi phải chú trọng nâng cao kiến thức, phát huy khả năng xử lý tình huống, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết… Một nhân viên quản trị mạng cho biết kiến thức đang có không đủ, không mới và càng không thể ngang sức với các hacker mỗi lúc mỗi tinh quái. Cập nhật kiến thức thường xuyên và liên tục là việc làm cần thiết để trụ vững với nghề, nếu không muốn mình trở nên tụt hậu. Nếu gặp sự cố thì cho dù khó khăn đến mấy, dân quản trị mạng cũng không được phép “bó tay”. Và vì thế, chuyện sống với mạng hàng tuần liền, phải làm việc lúc mọi người đã “êm ấm” với gia đình vào ngày cuối tuần là chuyện “thường ngày ở huyện”.
Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp của mình. Nhiều bạn trẻ rất quan tâm công việc này vì thu nhập hoàn toàn tương xứng với công sức bỏ ra. Với nhân viên “thử việc”, lương khởi điểm từ 200 - 250 USD/ tháng, khi đã trở thành nhân viên chính thức, con số này có thể lên gấp 2 đến 3 lần. Với những doanh nghiệp nước ngoài, một nhân viên có vài năm kinh nghiệm đã rủng rỉnh vài nghìn đô.


-----Nguồn Internet-----

Đừng nông nổi khi chọn ngành nghề

Nhiều bạn trẻ trong chúng ta đã từng bâng khuâng đứng trước cổng trường đại học nhưng không có sự hình dung đầy đủ về nghề nghiệp sẽ làm trong tương lai, mặt khác lại không có người từng trải giúp đỡ hướng nghiệp một cách đúng đắn.
Hậu quả là, dù đã có trong tay tấm bằng cử nhân nhưng không ít người phải ngậm ngùi chia tay với những kiến thức đã dùi mài để làm trái ngành, trái nghề...

Học một đằng, làm một nẻo
Có không ít cử nhân, ngoài lý do chưa xin được việc làm theo đúng chuyên ngành đã học, sau khi tốt nghiệp ra trường lại nhận ra rằng việc thu nhận kiến thức trên giảng đường và trong thực tế là một khoảng cách xa, sự nhận biết về chuyên ngành học đã không đúng như thực tế đòi hỏi, thành thử tìm việc làm đúng nghề, đúng nghiệp là quá khó. Tấm bằng đại học lúc ấy trở nên thật vô nghĩa trong tập hồ sơ xin việc. Theo một số liệu thống kê mới đây của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội thì có khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường có công việc đúng hoặc gần với chuyên ngành được đào tạo, 30% muốn tìm một việc làm khác, 40% chưa tìm được việc làm.

Trước thực trạng không ít sinh viên tốt nghiệp đại học, thậm chí tốt nghiệp loại khá cũng khó khăn khi xin việc, nhiều bậc phụ huynh và học sinh lớp 12 dù chưa chạm chân tới cánh cửa đại học nhưng đã đôn đáo khắp nơi để lo chỗ xin vào khi ra trường. Thậm chí nhiều gia đình sẵn sàng chịu tốn kém nếu được đào tạo có địa chỉ (đào tạo theo chỉ tiêu của cơ sở sử dụng lao động). Những mối quan hệ để có sẵn một chỗ làm việc tốt sau khi ra trường luôn được các vị phụ huynh, học sinh cuối cấp và sinh viên đại học quan tâm. Nhưng thực tế này lại khiến nhiều bạn trẻ không tự chủ động được việc học và sự chuẩn bị cho một công việc trong tương lai. Học theo sự sắp đặt từ trước của gia đình và người thân có thể khiến các bạn trẻ không theo đuổi được nghề nghiệp mà mình yêu thích hoặc lĩnh vực có năng khiếu.Chỉ còn vài tháng nữa, những bạn trẻ tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi cao đẳng, đại học sẽ bước vào một cuộc đọ sức cam go thực sự. Song việc “chọi” thắng những đối thủ có cùng ước mơ đặt chân vào giảng đường đại học chưa hẳn là đã chắc chắn cho mình một công việc và vị trí ổn định trong tương lai.

Diệu Ngọc hiện đang là nhân viên phòng tổ chức nhân sự của một công ty xây dựng vốn đã có trong tay tấm bằng cử nhân báo chí loại khá. Ngọc kể: “Dân ngoại tỉnh như bọn mình khi bám trụ lại Hà Nội, phải thuê nhà và tự đi xin việc, theo kinh nghiệm từ bạn bè và bản thân thì thật khó len chân vào một tòa soạn báo nếu khả năng làm việc thực tế không nổi bật và không có người thân nâng đỡ, dìu dắt...”. Ôm theo nỗi niềm đó nên ngay khi vừa tốt nghiệp, cô đã quyết định vào làm việc ở một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Ngành xây dựng với khối công việc văn phòng ban đầu khá khó khăn đối với một cử nhân báo chí chỉ từng làm quen với “thông tin”, “con chữ”... Ngày đi làm, tối đi học, giờ đây Ngọc đã có một vị trí làm việc yên ổn tại một công ty xây dựng của nhà nước, có thêm bằng tại chức ngoại ngữ và hiện cô đang hoàn thành bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Khi được hỏi về tấm bằng cử nhân báo chí, Ngọc chạnh buồn bởi tiếc 4 năm theo đuổi một chuyên ngành mà mình không dùng đến. Ngọc bảo rằng cô yêu công việc đang làm hơn là một phóng viên đi tác nghiệp, chụp ảnh, ghi hình, chưa kể sự bon chen và hàng núi chuyện thị phi mà một cô gái tỉnh lẻ quen sống khép mình rất ngại va chạm. Cô tâm sự: “Nếu được quay trở lại thời điểm chọn trường thi đại học, chắc chắn mình sẽ lựa chọn khác...”.

Cần lắm một định hướng chọn nghề!
Tại hầu hết các trường THPT hiện nay, học sinh lớp 12 bao giờ cũng được nhà trường tạo mọi điều kiện để tốt nghiệp, còn khâu hướng nghiệp cho các em thì không phải trường nào cũng quan tâm đúng mức. Phải đến khi đặt chân vào giảng đường các trường đại học, cao đẳng, gắn lên áo mình phù hiệu sinh viên thì các bạn trẻ mới được tiếp cận với những hoạt động giúp sinh viên nhìn nhận, làm quen với công việc thực tế. Sự gắn kết giữa các trường cao đẳng, đại học với các trường THPT trong việc tư vấn chọn ngành, chọn nghề giúp học sinh vẫn là điều “trong mơ”. Thông tin về các khoa, trường đào tạo các lĩnh vực đến tai, tới mắt học sinh THPT thường rất chung chung. Có những thí sinh thi đại học, thậm chí kể cả sinh viên đang theo học tại các trường cũng chưa hề hình dung được về công việc thực tế mà mình sẽ làm sau khi ra trường. Và chỉ tới khi đi thực tập, nhiều bạn trẻ mới vỡ lẽ: à! Hoá ra chuyên ngành mình học và sau này sẽ làm công việc như vậy!

Đà Trang (nhân viên maketting của một cơ quan thông tấn) vốn được mọi người coi là có năng khiếu về văn chương. Ôm giấc mơ trở thành nhà văn, cô đã quyết định thi vào Khoa Văn học (Trường ĐHKHXH&NV). Những năm học khá suôn sẻ, mặc dù với hoàn cảnh kinh tế gia đình không dư dật gì nhưng bố mẹ Trang vẫn đáp ứng đủ mọi yêu cầu của cô con gái để “mai này nó có thể sống được bằng ngòi bút”. Đến khi chuẩn bị tốt nghiệp, đặt chân vào Viện Văn học thực tập, cô sinh viên giàu mơ mộng mói chợt nhận ra khả năng cũng như tiềm lực thật sự của mình. Văn chương đã không còn là niềm đam mê, không còn là “mảnh đất hứa” nữa. Trang cất tấm bằng cử nhân văn chương vào góc tủ và xoay sang làm đủ nghề để kiếm sống để cuối cùng dừng chân ở công việc maketting quảng cáo. Cũng như Trang, những bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa đại học nếu không tự nhìn nhận ngành học lựa chọn có phù hợp với khả năng bản thân và điều kiện kinh tế gia đình hay không thì rất có thể sẽ vấp phải khó khăn sau ngày tốt nghiệp, ôm tấm bằng đi xin việc. Nếu lựa chọn không sáng suốt, thậm chí 3, 4, 5 năm học cao đẳng, đại học khá tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian... sẽ chẳng hề thiết thực.

Chỉ còn vài tháng nữa, những bạn trẻ tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi cao đẳng, đại học sẽ bước vào một cuộc đọ sức cam go thực sự. Song việc “chọi” thắng những đối thủ có cùng ước mơ đặt chân vào giảng đường đại học chưa hẳn là đã chắc chắn cho mình một công việc và vị trí ổn định trong tương lai.


-----Nguồn Internet-----

Câu chuyện Người thợ xây nhà

image


Có người thợ mộc già nọ làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất nọ. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già. Hãng xây cất cũng vô cùng luyến tiếc là sẽ thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị với ông cố gắng ở lại giúp hãng xây cất một căn nhà chót truớc khi thôi việc. Ông ta nhận lời. Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây cất căn nhà với những vật liệu tầm thường kém chọn lọc miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, khi căn nhà làm xong, Ông đuợc ông chủ hãng mời tới, đưa cho ông chiếc chìa khóa  của ngôi nhà và nói : “Ông đã phục vụ rất tận tụy với hãng nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp  của ông cho sự thịnh vượng của hãng, hãng xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!” Thật là bàng hoàng. Nếu người thợ mộc biết là xây cất căn nhà cho chính mình thì ông ta đã làm việc cẩn thận  và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông tự biết và nay  thì ông phải sống với căn nhà mà chỉ có riêng ông biết là kém phẩm chất.

Suy nghĩ: Câu chuyện này cũng giống như chuyện đời của chúng ta.  Chúng ta giống như người thợ già kia thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những sự bê bối của mình trong quá khứ, thì chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của nó.  Đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay. Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn.


-----Nguồn Internet-----

Cần khả năng hay bằng cấp ?


Có bằng cấp mới là điều kiện cần, nhưng chưa đủ... Theo thống kê chung, số sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo chỉ chiếm 30%. Số còn lại phải trầy trật tìm việc với đủ các nghề dạy kèm, bán sách dạo, tiếp thị, bán hàng... để kiếm sống, dù không ít người có ít nhất 1 tấm bằng Đại học chính quy và 3-4 chứng chỉ đi kèm.



Bang-cap-nang-luc-2-(1).jpg
Hai bằng Đại học đi bán sách
Thực tế, có rất nhiều sinh viên có bằng Đại học mà vẫn thất nghiệp. Chẳng hạn bạn L.H.H, hiện là nhân viên của nhà sách Bách Khoa (Q.Gò Vấp, TPHCM).
Theo lời của cựu sinh viên Trường Đại học Luật TP.HCM này, ngoài bằng cử nhân chính quy luật, anh còn có thêm bằng tại chức Anh văn của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, chứng chỉ vi tính, luật kinh tế. Nhưng ra trường, đến nay đã 3 năm vẫn chưa có việc làm ổn định.
“Lấy ngắn nuôi dài, mình xin vào làm ca ở nhà sách này, thu nhập mỗi tháng 800.000 đồng. Mấy tháng nay, buổi tối mình và mấy đứa bạn cùng cảnh bán sách giảm giá trên đường Nguyễn Đình Chiểu”, Hùng kể. Vui miệng, Hùng còn nói cho chúng tôi biết nhà sách này chỉ có 10 nhân viên, thì sáu trong số họ đã tốt nghiệp Đại học, trong đó có một người hiện làm bảo vệ và giữ xe.
Nếu biết trước như thế này...
Tìm người có nhiều bằng cấp nhưng không xin được việc quả thật không khó. Tại Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh - TP.HCM, ngày 10-10, chúng tôi đã tiếp xúc với không dưới 30 người báo cáo thuế cho các công ty tư nhân. Họ là những người không nghề nghiệp cụ thể nào.
Chị Vũ Thị Hiền Anh, một trong những người đó, cho biết chị tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM năm 2002, từ đó đến nay chưa đi làm cho một công ty nào cả, mỗi tháng nhận báo cáo thuế cho 3 công ty, mỗi công ty trả 400.000 đồng/tháng. “Nếu biết như thế này, tôi chẳng phải chạy đôn chạy đáo học cho được chứng chỉ kế toán trưởng làm gì cho mệt”, chị than.
Chỉ đủ qua vòng sơ khảo
Bây giờ thì những người như Hiền Anh mới hiểu ra rằng không phải cứ tốt nghiệp trường “ngon”, có bằng cấp nhiều là sẽ dễ dàng xin việc. Thế nhưng, đa số sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường thì chưa nhận ra “chân lý” ấy. Họ chỉ biết học để có tấm bằng mà chưa chú trọng rèn khả năng cũng như bản lĩnh sống để khi ra trường dễ kiếm việc phù hợp chuyên ngành của mình.
Nhận xét về thực trạng đáng lo ngại này, bà Văn Thị Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, nói: “Thị trường lao động đòi hỏi cạnh tranh cao, sinh viên cần nhiều bằng cấp cũng đúng. Đáng tiếc là có bằng cấp chưa đủ để cạnh tranh, chỉ đủ để qua vòng sơ khảo mà thôi”.
-----Nguồn Internet-----

Học nghề dễ kiếm việc hơn tốt nghiệp Đại học

Không nhất thiết các cơ sở dạy nghề đều phải nâng cao hệ đào tạo lên Cao đẳng hay đại học bởi hiện nhu cầu lao động có nghề trong xã hội còn rất lớn. Đó là nhận định của bà Nguyễn Hải Vân, Phó cục trưởng Cục Việc làm, Giám đốc Trung tâm quốc gia Dự báo và thông tin thị trường lao động về thực tế nhu cầu lao động tại Việt Nam hiện nay.
Nghịch lý thiếu và thừa
Trước thông tin, kể từ năm nay, tất cả các hệ thống giáo dục dạy nghề bao gồm trung cấp công nhân, cao đẳng nghề đều có thể liên thông lên đại học. Học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề được thi lên hệ cao đẳng nghề của trường, thi vào các trường cao đẳng, đại học khác. Bà Vân cho rằng, học sinh và các cơ sở dạy nghề cần cân nhắc và khảo sát về nhu cầu của xã hội.
Học nghề dễ kiếm việc hơn tốt nghiệp Đại học
Bởi hiện lực lượng qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ ở nước ta chỉ chiếm 24,7% dù có cộng thêm số lượng nhân lực theo dạng được truyền nghề từ các nghề truyền thống thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng từ các khu công nghiệp đang phát trển rất nhanh trên toàn quốc. Giải thích về nghịch lý đang diễn ra, trong khi nhiều khu vực sản xuất liên tục kêu than “khát” nhân lực, thì số lao động thất nghiệp trên toàn quốc vẫn còn khoảng 2%, riêng khu vực thành thị có tới 5% số lao động không có việc làm, bà Vân đưa ra thống kê: Trong số này chiếm không nhỏ là đối tượng đã tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học. Nguyên nhân do những đối tượng đã tốt nghiệp ở trình độ cao đều muốn làm việc ở những đơn vị sử dụng chuyên môn đã được đào tạo. Tuy nhiên, ở nhiều đơn vị lượng cung đã vượt quá cầu quá lớn. Vì thế số dư dôi đó phải loay hoay đi tìm việc khác phù hợp với mình. Số còn lại do trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu của nơi tuyền dụng nên cũng trong tình cảnh thất nghiệp.
“Trong khi đó, số lao động đã qua đào tạo nghề rất ít khi thất nghiệp bởi ngay từ khi còn học trong trường họ đã nhận được thông tin cần tuyển từ các nhà máy, khu chế xuất.
Khó khăn giải quyết vấn nạn “thừa thầy thiếu thợ”
Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ vẫn diễn ra từ nhiều năm nay. Thời gian gần đây, Chính phủ cũng đã chỉ đạo ngành lao động đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề trên toàn quốc”- Bà Vân nói. Một trong những hoạt động nhằm tăng cường cơ hội để cung và cầu về lao động trong xã hội tiến đến gần nhau hơn, sàn giao dịch việc làm do ngành lao động quản lý cũng đã được triển khai. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đều có các sàn giao dịch việc làm. Trong đó, có 44 sàn đang hoạt động định kỳ, thường xuyên với tần suất 1 phiên/tháng, nhiều trung tâm tổ chức sàn giao dịch việc làm với tần suất 2 phiên/tháng.


Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia các sàn giao dịch việc làm hoạt động  chưa có hiệu quả. Thống kê mới nhất từ hoạt động cho thấy: Tỷ lệ tìm việc qua trung tâm mới chỉ đạt 14%; tỷ lệ người sử dụng lao động qua trung tâm cũng mới chỉ đạt 16,4%. Chỉ có ở những thành phố lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng…người dân mới đến sàn giao tìm việc làm. Người dân ở càng ở vùng sâu vùng xã thì cơ hội tiếp cận với thông tin việc rất ít ỏi. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn thực trạng số lao động không có nghề hoặc không có việc làm ở nước ta vẫn ở mức cao.
“Chúng tôi đã thực hiện việc chuyển thông tin từ sàn giao dịch trung tâm xuống các vệ tổ chức vệ tinh cấp quận,huyện để người lao động địa phương có nhiều cơ tiếp cận thêm với việc làm hơn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể thực hiên được khảo sát, có bao nhiêu người biết ở địa phương mình cũng có có Trung tâm giới thiệu việc làm qua sàn giao dịch”- Bà Vân cho biết. Dù vậy kết quả thực hiện thành công đến đâu cần có thực tế để chứng minh. Hiện tại nhiều các doanh nghiệp khẳng định họ thường xuyên tự tuyển dụng nhân lực bằng nhiều cách khác nhau, chứ dám trông chờ  nhiều từ nguồn qua sàn giao dịch.


-----Nguồn Internet-----

Những cách làm giàu không cần bằng đại học

Xã hội phát triển khiến các quan niệm thay đổi theo thời gian. Nếu như cách đây 15-20 năm, tấm bằng đại học là chiếc vé duy nhất lên tầu thành công cho giới trẻ thì nay còn nhiều loại vé dành cho bạn trẻ bước lên chuyến tầu này.

Nhìn trái chiều, hiện tượng sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp dài dài tại các thành phố lớn, sinh viên dấu bằng xin những công việc binh thường trong xã hội, sinh viên đi học nghề lại bỏ bằng đại học. Quan trọng hơn nữa là các bạn thanh niên sống mòn với những công việc trái ngành nghề đào tạo hoặc không phù hợp niềm đam mê. Tất cả những thông tin đó khẳng định sự thật hiển nhiên – tấm bằng đại học không còn là con đường thành công duy nhất của mỗi cá nhân trong tổng số gần 90 triệu người dân Việt Nam.

Một suy nghĩ đơn giản nếu như toàn bộ xã hội Việt Nam toàn bộ dân tốt nghiệp bằng đại học và điều gì sẽ xảy ra. Xã hội có phân chia lao động và mỗi cá nhân có năng lực, sở thích và hoàn cảnh gia đình để tìm cho mình một con đường thành công. Con đường thành công của mỗi cá nhân không nhất thiết được lập trình bằng một công thức một cho tất cả - đại học. Các bạn trẻ cần nhận thức con đường thành công chỉ xảy ra khi nó phát huy và phù hợp với bản thân năng lực, tính cách, điều kiện gia đình và các yếu tố khác của các bạn. Thành công giống nhau nhưng con đường tới thành công có muôn hình vạn trạng. Các bạn trẻ có thể cân nhắc những nẻo đường sau đây không nhất thiết cần bằng đại học.

01- Đi làm ngay: Sự thật trong xã hội có rất nhiều nghề các bạn trẻ có thể đi làm sau khi tốt nghiệp lớp 12 hoặc thậm chí cấp 2. Các nghề này yêu cầu các kỹ năng, năng lực căn bản cho người lao động trên 18 tuổi. Để thành công trong nghề này các bạn chỉ cần chăm chỉ, kỷ luật, tận tụy trong công việc. Các công việc có thể là một số dịch vụ căn bản như bán hàng, trông coi tiệm net hoặc một số nghề đơn giản có thể vừa học nghề vừa làm như nghề in lụa, phụ nấu ăn v/v. Các bạn trẻ xuất thân từ các gia đình không có điều kiện kinh tế nên tập trung cho lựa chọn này càng nhanh càng tốt.
Những cách làm giàu không cần bằng đại học  - Ảnh 1
02- Học một nghề đơn giản: Nếu như các bạn trẻ có điều kiện đầu tư hơn và có thiên hướng một nghề cụ thể phù hợp, các bạn có thể đang ký học các chương trình đào tạo ngắn hạn nghề từ 4-6 tháng ví dụ nghề bán hàng, nghề sửa chữa máy tính, phục vụ phòng. Các nghề này có đặc điểm chung đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống và không đòi hỏi kỹ năng, kiến thức và tay nghề cao. Các bạn trẻ thực hiện chọn lựa này cần xem xét thật sự mình có yêu thích và gắn bó trong khoảng thời gian 1-2 năm với nghề hay không. Các bạn trẻ cũng có thể sử dụng giải pháp này cùng với việc luyện thi đại học cho năm kế tiếp
03- Học nghề dài hạn- trung cấp nghề: Nếu thật sự các bạn trẻ có đam mê và năng khiếu về một nghề nào đó, các bạn có thể mạnh dạn đăng ký các chương trình nghề dài hạn có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên. Có một giải pháp tương tự đó là các bạn đi làm tại các cơ sở và học nghề khi làm. Nghề sửa chữa xe máy hoặc làm tóc là những ví dụ cụ thể cho trường hợp này. Quan trọng trong học nghề dài hạn đó là bạn phải thật sự đam mê và yêu mến nghề bạn đã chọn lựa. Nếu như bạn không có tận tụy trong việc học nghề dài hạn, các bạn sẽ thất bại.
04- Tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình: Kế tục và phát triển cơ sở kinh doanh của gia đình không phải là một chọn lựa tồi. Cơ sở kinh doanh đã giúp nuôi sống gia đình bạn và chính bạn. Các bạn nên cân nhắc việc tham gia thật sự sâu sắc trong công việc kinh doanh của gia đình. Mọi cá nhân trong xã hội đều có chung mẫu số thực hiện các công việc lương thiện nhằm tạo giá trị cho bản thân và xã hội. Quản lý kinh doanh cho gia đình sẽ tạo cho các bạn những thuận lợi tốt cho khởi nghiệp sau này.
05- Khởi nghiệp: Đây cũng là một lựa chọn cho các bạn trẻ có điều kiện. Nếu như các bạn có nguồn tài chính và có thiên bẩm kinh doanh. Tuy nhiên đây cũng là lựa chọn rủi ro nhất vì các bạn phải đầu tư và khả năng thành công của cá nhân tốt nghiệp cấp 3 trong khởi nghiệp là khá thấp do các bạn chưa có kinh nghiệm, trải nghiệm và các kiến thức căn bản.
06- Học cao đẳng: Đây là lựa chọn gần với học đại học nhiều nhất. Tuy nhiên nó cũng sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro tương tự như học đại học. Các bạn cần phải đánh giá nhu cầu 2-3 năm nữa của ngành các bạn đang học, năng lực thật sự của mình có phù hợp với ngành chọn lựa hay không. Quan trọng hơn chương trình cao đẳng các bạn định học có nằm trong những chương trình tốt hay không. Các lựa chọn khác có thể cho phép các bạn vừa làm vừa luyện thi. Lựa chọn học cao đẳng sẽ giới hạn việc bạn học thi đại học cho năm tới do chương trình học cao đẳng thật sự cũng áp lực không kém việc học đại học.
07- Thi lại đại học: Tất nhiên lựa chọn cuối cùng đó là thi đại học năm sau. Giải pháp này cần các bạn trẻ đánh giá hướng nghiệp , tình hình tài chính gia đình và khả năng thi đỗ của bản thân sau một năm. Luyện thi đại học lại cũng có những thuận lợi khi các bạn có nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên các bạn sẽ phải đối mặt các thách thức về tâm lý, chi phí đầu tư gia đình và sự ủng hộ của gia đình và bạn bè.

Không vào đại học không có nghĩa là hết cửa. Chẳng qua các bạn chậm hơn một năm để chuẩn bị thi lại hoặc xác định cho mình những con đường khác dẫn tới thành công cho bản thân. Các bạn đang ở tuổi 17-19 và còn 30-40 năm trước mặt trong cả cuộc đời. Tại sao chỉ có một sự kiện nhỏ nhoi các bạn và gia đình đánh mất cơ hội thành công cho cả cuộc đời của mình. Điều quan trọng nhất các bạn hãy xác định những lựa chọn thông qua đánh giá cá nhân, gia đình và các yếu tố hoàn cảnh khác để chọn ra cho mình một con đường phù hợp nhất. Các bạn trẻ có thể vừa đi làm vừa ôn thi đại học. Có thể nghỉ hẳn ở nhà để luyện thi hoặc nhiều con đường khác nhau.
Tuy nhiên theo con đường nào các bạn trẻ cũng cần phải suy nghĩ chọn lựa cẩn thận, tư duy tích cực, chăm chỉ học hoặc hành, tận tụy trong cuộc sống, tránh xa những tiêu cực sống lành mạnh, thành công chắc chắn sẽ lại tới các bạn trẻ. Chúc các bạn trẻ thành công.

-----Nguồn Internet-----

Hướng nghiệp cho học sinh lớp 9: Rộng cửa trường nghề


Năm 2014, tổng chỉ tiêu tuyển sinh bậc trung cấp trên toàn quốc khoảng 2 triệu học sinh. Tất cả các trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và trung cấp nghề hiện nay đều không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển từ học bạ THPT hoặc THCS. Đây là hướng đi mới cho thí sinh học những ngành, nghề xã hội đang cần. Năm nay, với hàng trăm ngàn chỉ tiêu vào trung cấp, thí sinh sẽ tiếp tục có nhiều hơn cơ hội được học nghề, nhất là đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS.

Hãy chọn cho mình một hướng đi đúng, phù hợp đề vững bước vào đời


Chọn hướng đi đúng

Sự lựa chọn “khôn ngoan” cho những học sinh không vào được lớp 10 công lập chính là các trường trung cấp nghề. Đã đến lúc phụ huynh phải chọn trường theo khả năng, sở thích của học sinh chứ không phải của bản thân cha mẹ. Nếu thấy con mình từ lớp 1 đến lớp 9 gặp quá nhiều khó khăn về việc học văn hóa thì sau khi tốt nghiệp THCS nên hướng cho con theo học tại các trường nghề. Bởi, cho dù có may mắn vào học lớp 10 công lập thì trầy trật lắm các em cũng chỉ tốt nghiệp được THPT, khó có thể đậu CĐ hay ĐH. Lúc đó, phụ huynh cũng phải cho các em đi học nghề. Vậy nên hãy chọn cho mình một hướng đi đúng đắn ngay từ bây giờ, đó là học nghề. Thêm vào đó, hiện nay nhiều trường dạy nghề có liên thông lên CĐ, ĐH, đây cũng là cơ hội tốt cho những ai muốn phấn đấu học lên nữa.

Vẫn nhiều cơ hội

Việc phân luồng sau THCS nếu có hiệu quả, hàng trăm ngàn học sinh không phí thời gian và tiền bạc học 3 năm THPT để rồi cuối cùng cũng không đậu tốt nghiệp. Trong khi đó, bình quân 80 - 90% học sinh trường trung cấp nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức thu nhập tốt. 

Gần đây, một số hoạt động liên quan đến việc phân luồng học sinh của các phòng giáo dục cũng đã được các trường TCCN, trường nghề hưởng ứng mạnh mẽ. 

Trong nhiều trường hợp, chọn “con đường vòng” còn giảm bớt vất vả, hy sinh cho gia đình, nhưng về lâu dài vẫn thực hiện được ước mơ. Sau khi học xong trung cấp, học sinh có nhiều hướng đi để lựa chọn: hoặc đi làm nghề để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình, thậm chí làm giàu; hoặc có thể thi thẳng vào một trường CĐ, ĐH chính quy nào đó nếu thấy cần phải chuyển sang ngành khác. Nếu không, các em có thể thi vào các chương trình liên thông lên CĐ, ĐH. Đường vào học trung cấp đang rộng mở. Năm học này, trường trung cấp nghề công nghệ thông tin TM.Computer đang rộng cửa chào đón các em với nhiều chỉ tiêu tuyển sinh, cơ sở vật chất rất tốt và đào tạo nhiều ngành nghề đa dạng.

Trong những buổi tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh chúng tôi luôn nuôi ước mơ cho học sinh bằng thông tin: tốt nghiệp trung cấp nghề học sinh vẫn có thể dự thi ĐH, CĐ, có thể học tập liên thông lên CĐ tại trường. Trong thực tế, có khi học sinh của các trường THPT dù đủ điều kiện để dự thi ĐH, CĐ nhưng không phải em nào cũng đậu và chuyện có thể thi đậu ĐH, CĐ của học sinh hệ trung cấp cũng vậy. Tuy nhiên, ngay cả khi không đậu vào ĐH, CĐ, hy vọng các em đã hoàn thành hệ trung cấp nghề cũng có được một nghề để làm hành trang vào đời. Quyết định chọn con đường học trung cấp là sự lựa chọn đúng. Sau 2 - 3 năm học trung cấp, người học có thể học liên thông 1,5 năm nữa để lấy bằng Cao đẳng, và học liên thông lên bậc học cao hơn hoặc có thể tìm việc làm ngay để tự trang trải chi phí học liên thông vào buổi tối....