Quản trị Mạng - Nghề "HOT" của giới trẻ


Thành thạo việc thiết kế các hệ thống mạng an toàn, nâng cao tính bảo mật, nằm lòng các kỹ thuật xâm nhập cũng như các biện pháp phòng chống tấn công hiệu quả, đó là những công việc cơ bản của một quản trị mạng chính hiệu...

Tuy hình thành ở Việt Nam chưa lâu nhưng quản trị mạng đang nhanh chóng trở thành một nghề “nóng” trong danh sách những công việc có độ hút lớn với giới trẻ năng động. Không đơn thuần là nghề chỉ dành cho những người đam mê, quản trị mạng còn là nghề luôn yêu cầu bạn trau dồi nhiều khả năng như làm việc có kế hoạch, biết cách lên chiến lược...Nghề nào cũng vậy, để thành công bạn phải chấp nhận vượt qua thử thách và khó khăn. Thế nhưng cơ hội luôn mở lối cho những người trẻ yêu thích, đam mê kỹ thuật, dám “sống chết” với nghề quản trị mạng

Dân IT hiện nay hoàn toàn không “sợ” thất nghiệp khi đến với nghề quản trị mạng. Thị trường việc làm luôn ưu ái dành cho dân quản trị mạng những vị trí “trong mơ” với nhiều bạn trẻ. Khi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không còn là khái niệm mới mẻ với máy tính và Internet thì quản trị mạng càng có nhiều đất để tung hoành.
Một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin có quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử có thể cần tới một phòng quản trị mạng có vài chục, thậm chí là hàng trăm nhân viên, vậy mà mà đôi khi còn kêu “thiếu nhân lực” bởi mạng máy tính là sự sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa thì con số khiêm tốn hơn với khoảng trên dưới 5 người. Còn các doanh nghiệp nhỏ cũng phải có ít nhất một nhân viên chuyên trách hệ thống mạng.
Hiện nay thị trường đang có nhu cầu rất cao đối với nghề quản trị mạng. Càng lúc công việc này càng chứng tỏ được vai trò ngày càng cao và không thể thiếu được trong thế giới thông tin rộng lớn. Nhiều người nhận định quản trị mạng là một nghề “có quyền lực”. Thành thạo việc thiết kế các hệ thống mạng an toàn, nâng cao tính bảo mật, nằm lòng các kỹ thuật xâm nhập cũng như các biện pháp phòng chống tấn công hiệu quả… là những công việc cơ bản của một quản trị mạng chính hiệu.
Tuy nhiên, để trụ lại và phát triển với nghề này, dân quản trị mạng phải ra sức học không ngừng bởi đặc tính của nghề này đòi hỏi phải chú trọng nâng cao kiến thức, phát huy khả năng xử lý tình huống, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết… Một nhân viên quản trị mạng cho biết kiến thức đang có không đủ, không mới và càng không thể ngang sức với các hacker mỗi lúc mỗi tinh quái. Cập nhật kiến thức thường xuyên và liên tục là việc làm cần thiết để trụ vững với nghề, nếu không muốn mình trở nên tụt hậu. Nếu gặp sự cố thì cho dù khó khăn đến mấy, dân quản trị mạng cũng không được phép “bó tay”. Và vì thế, chuyện sống với mạng hàng tuần liền, phải làm việc lúc mọi người đã “êm ấm” với gia đình vào ngày cuối tuần là chuyện “thường ngày ở huyện”.
Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp của mình. Nhiều bạn trẻ rất quan tâm công việc này vì thu nhập hoàn toàn tương xứng với công sức bỏ ra. Với nhân viên “thử việc”, lương khởi điểm từ 200 - 250 USD/ tháng, khi đã trở thành nhân viên chính thức, con số này có thể lên gấp 2 đến 3 lần. Với những doanh nghiệp nước ngoài, một nhân viên có vài năm kinh nghiệm đã rủng rỉnh vài nghìn đô.


-----Nguồn Internet-----

Đừng nông nổi khi chọn ngành nghề

Nhiều bạn trẻ trong chúng ta đã từng bâng khuâng đứng trước cổng trường đại học nhưng không có sự hình dung đầy đủ về nghề nghiệp sẽ làm trong tương lai, mặt khác lại không có người từng trải giúp đỡ hướng nghiệp một cách đúng đắn.
Hậu quả là, dù đã có trong tay tấm bằng cử nhân nhưng không ít người phải ngậm ngùi chia tay với những kiến thức đã dùi mài để làm trái ngành, trái nghề...

Học một đằng, làm một nẻo
Có không ít cử nhân, ngoài lý do chưa xin được việc làm theo đúng chuyên ngành đã học, sau khi tốt nghiệp ra trường lại nhận ra rằng việc thu nhận kiến thức trên giảng đường và trong thực tế là một khoảng cách xa, sự nhận biết về chuyên ngành học đã không đúng như thực tế đòi hỏi, thành thử tìm việc làm đúng nghề, đúng nghiệp là quá khó. Tấm bằng đại học lúc ấy trở nên thật vô nghĩa trong tập hồ sơ xin việc. Theo một số liệu thống kê mới đây của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội thì có khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường có công việc đúng hoặc gần với chuyên ngành được đào tạo, 30% muốn tìm một việc làm khác, 40% chưa tìm được việc làm.

Trước thực trạng không ít sinh viên tốt nghiệp đại học, thậm chí tốt nghiệp loại khá cũng khó khăn khi xin việc, nhiều bậc phụ huynh và học sinh lớp 12 dù chưa chạm chân tới cánh cửa đại học nhưng đã đôn đáo khắp nơi để lo chỗ xin vào khi ra trường. Thậm chí nhiều gia đình sẵn sàng chịu tốn kém nếu được đào tạo có địa chỉ (đào tạo theo chỉ tiêu của cơ sở sử dụng lao động). Những mối quan hệ để có sẵn một chỗ làm việc tốt sau khi ra trường luôn được các vị phụ huynh, học sinh cuối cấp và sinh viên đại học quan tâm. Nhưng thực tế này lại khiến nhiều bạn trẻ không tự chủ động được việc học và sự chuẩn bị cho một công việc trong tương lai. Học theo sự sắp đặt từ trước của gia đình và người thân có thể khiến các bạn trẻ không theo đuổi được nghề nghiệp mà mình yêu thích hoặc lĩnh vực có năng khiếu.Chỉ còn vài tháng nữa, những bạn trẻ tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi cao đẳng, đại học sẽ bước vào một cuộc đọ sức cam go thực sự. Song việc “chọi” thắng những đối thủ có cùng ước mơ đặt chân vào giảng đường đại học chưa hẳn là đã chắc chắn cho mình một công việc và vị trí ổn định trong tương lai.

Diệu Ngọc hiện đang là nhân viên phòng tổ chức nhân sự của một công ty xây dựng vốn đã có trong tay tấm bằng cử nhân báo chí loại khá. Ngọc kể: “Dân ngoại tỉnh như bọn mình khi bám trụ lại Hà Nội, phải thuê nhà và tự đi xin việc, theo kinh nghiệm từ bạn bè và bản thân thì thật khó len chân vào một tòa soạn báo nếu khả năng làm việc thực tế không nổi bật và không có người thân nâng đỡ, dìu dắt...”. Ôm theo nỗi niềm đó nên ngay khi vừa tốt nghiệp, cô đã quyết định vào làm việc ở một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Ngành xây dựng với khối công việc văn phòng ban đầu khá khó khăn đối với một cử nhân báo chí chỉ từng làm quen với “thông tin”, “con chữ”... Ngày đi làm, tối đi học, giờ đây Ngọc đã có một vị trí làm việc yên ổn tại một công ty xây dựng của nhà nước, có thêm bằng tại chức ngoại ngữ và hiện cô đang hoàn thành bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Khi được hỏi về tấm bằng cử nhân báo chí, Ngọc chạnh buồn bởi tiếc 4 năm theo đuổi một chuyên ngành mà mình không dùng đến. Ngọc bảo rằng cô yêu công việc đang làm hơn là một phóng viên đi tác nghiệp, chụp ảnh, ghi hình, chưa kể sự bon chen và hàng núi chuyện thị phi mà một cô gái tỉnh lẻ quen sống khép mình rất ngại va chạm. Cô tâm sự: “Nếu được quay trở lại thời điểm chọn trường thi đại học, chắc chắn mình sẽ lựa chọn khác...”.

Cần lắm một định hướng chọn nghề!
Tại hầu hết các trường THPT hiện nay, học sinh lớp 12 bao giờ cũng được nhà trường tạo mọi điều kiện để tốt nghiệp, còn khâu hướng nghiệp cho các em thì không phải trường nào cũng quan tâm đúng mức. Phải đến khi đặt chân vào giảng đường các trường đại học, cao đẳng, gắn lên áo mình phù hiệu sinh viên thì các bạn trẻ mới được tiếp cận với những hoạt động giúp sinh viên nhìn nhận, làm quen với công việc thực tế. Sự gắn kết giữa các trường cao đẳng, đại học với các trường THPT trong việc tư vấn chọn ngành, chọn nghề giúp học sinh vẫn là điều “trong mơ”. Thông tin về các khoa, trường đào tạo các lĩnh vực đến tai, tới mắt học sinh THPT thường rất chung chung. Có những thí sinh thi đại học, thậm chí kể cả sinh viên đang theo học tại các trường cũng chưa hề hình dung được về công việc thực tế mà mình sẽ làm sau khi ra trường. Và chỉ tới khi đi thực tập, nhiều bạn trẻ mới vỡ lẽ: à! Hoá ra chuyên ngành mình học và sau này sẽ làm công việc như vậy!

Đà Trang (nhân viên maketting của một cơ quan thông tấn) vốn được mọi người coi là có năng khiếu về văn chương. Ôm giấc mơ trở thành nhà văn, cô đã quyết định thi vào Khoa Văn học (Trường ĐHKHXH&NV). Những năm học khá suôn sẻ, mặc dù với hoàn cảnh kinh tế gia đình không dư dật gì nhưng bố mẹ Trang vẫn đáp ứng đủ mọi yêu cầu của cô con gái để “mai này nó có thể sống được bằng ngòi bút”. Đến khi chuẩn bị tốt nghiệp, đặt chân vào Viện Văn học thực tập, cô sinh viên giàu mơ mộng mói chợt nhận ra khả năng cũng như tiềm lực thật sự của mình. Văn chương đã không còn là niềm đam mê, không còn là “mảnh đất hứa” nữa. Trang cất tấm bằng cử nhân văn chương vào góc tủ và xoay sang làm đủ nghề để kiếm sống để cuối cùng dừng chân ở công việc maketting quảng cáo. Cũng như Trang, những bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa đại học nếu không tự nhìn nhận ngành học lựa chọn có phù hợp với khả năng bản thân và điều kiện kinh tế gia đình hay không thì rất có thể sẽ vấp phải khó khăn sau ngày tốt nghiệp, ôm tấm bằng đi xin việc. Nếu lựa chọn không sáng suốt, thậm chí 3, 4, 5 năm học cao đẳng, đại học khá tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian... sẽ chẳng hề thiết thực.

Chỉ còn vài tháng nữa, những bạn trẻ tốt nghiệp THPT đăng ký dự thi cao đẳng, đại học sẽ bước vào một cuộc đọ sức cam go thực sự. Song việc “chọi” thắng những đối thủ có cùng ước mơ đặt chân vào giảng đường đại học chưa hẳn là đã chắc chắn cho mình một công việc và vị trí ổn định trong tương lai.


-----Nguồn Internet-----

Câu chuyện Người thợ xây nhà

image


Có người thợ mộc già nọ làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất nọ. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già. Hãng xây cất cũng vô cùng luyến tiếc là sẽ thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị với ông cố gắng ở lại giúp hãng xây cất một căn nhà chót truớc khi thôi việc. Ông ta nhận lời. Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây cất căn nhà với những vật liệu tầm thường kém chọn lọc miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, khi căn nhà làm xong, Ông đuợc ông chủ hãng mời tới, đưa cho ông chiếc chìa khóa  của ngôi nhà và nói : “Ông đã phục vụ rất tận tụy với hãng nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp  của ông cho sự thịnh vượng của hãng, hãng xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!” Thật là bàng hoàng. Nếu người thợ mộc biết là xây cất căn nhà cho chính mình thì ông ta đã làm việc cẩn thận  và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông tự biết và nay  thì ông phải sống với căn nhà mà chỉ có riêng ông biết là kém phẩm chất.

Suy nghĩ: Câu chuyện này cũng giống như chuyện đời của chúng ta.  Chúng ta giống như người thợ già kia thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những sự bê bối của mình trong quá khứ, thì chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của nó.  Đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay. Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn.


-----Nguồn Internet-----

Cần khả năng hay bằng cấp ?


Có bằng cấp mới là điều kiện cần, nhưng chưa đủ... Theo thống kê chung, số sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng chuyên ngành được đào tạo chỉ chiếm 30%. Số còn lại phải trầy trật tìm việc với đủ các nghề dạy kèm, bán sách dạo, tiếp thị, bán hàng... để kiếm sống, dù không ít người có ít nhất 1 tấm bằng Đại học chính quy và 3-4 chứng chỉ đi kèm.



Bang-cap-nang-luc-2-(1).jpg
Hai bằng Đại học đi bán sách
Thực tế, có rất nhiều sinh viên có bằng Đại học mà vẫn thất nghiệp. Chẳng hạn bạn L.H.H, hiện là nhân viên của nhà sách Bách Khoa (Q.Gò Vấp, TPHCM).
Theo lời của cựu sinh viên Trường Đại học Luật TP.HCM này, ngoài bằng cử nhân chính quy luật, anh còn có thêm bằng tại chức Anh văn của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, chứng chỉ vi tính, luật kinh tế. Nhưng ra trường, đến nay đã 3 năm vẫn chưa có việc làm ổn định.
“Lấy ngắn nuôi dài, mình xin vào làm ca ở nhà sách này, thu nhập mỗi tháng 800.000 đồng. Mấy tháng nay, buổi tối mình và mấy đứa bạn cùng cảnh bán sách giảm giá trên đường Nguyễn Đình Chiểu”, Hùng kể. Vui miệng, Hùng còn nói cho chúng tôi biết nhà sách này chỉ có 10 nhân viên, thì sáu trong số họ đã tốt nghiệp Đại học, trong đó có một người hiện làm bảo vệ và giữ xe.
Nếu biết trước như thế này...
Tìm người có nhiều bằng cấp nhưng không xin được việc quả thật không khó. Tại Chi cục Thuế Q.Bình Thạnh - TP.HCM, ngày 10-10, chúng tôi đã tiếp xúc với không dưới 30 người báo cáo thuế cho các công ty tư nhân. Họ là những người không nghề nghiệp cụ thể nào.
Chị Vũ Thị Hiền Anh, một trong những người đó, cho biết chị tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM năm 2002, từ đó đến nay chưa đi làm cho một công ty nào cả, mỗi tháng nhận báo cáo thuế cho 3 công ty, mỗi công ty trả 400.000 đồng/tháng. “Nếu biết như thế này, tôi chẳng phải chạy đôn chạy đáo học cho được chứng chỉ kế toán trưởng làm gì cho mệt”, chị than.
Chỉ đủ qua vòng sơ khảo
Bây giờ thì những người như Hiền Anh mới hiểu ra rằng không phải cứ tốt nghiệp trường “ngon”, có bằng cấp nhiều là sẽ dễ dàng xin việc. Thế nhưng, đa số sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường thì chưa nhận ra “chân lý” ấy. Họ chỉ biết học để có tấm bằng mà chưa chú trọng rèn khả năng cũng như bản lĩnh sống để khi ra trường dễ kiếm việc phù hợp chuyên ngành của mình.
Nhận xét về thực trạng đáng lo ngại này, bà Văn Thị Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, nói: “Thị trường lao động đòi hỏi cạnh tranh cao, sinh viên cần nhiều bằng cấp cũng đúng. Đáng tiếc là có bằng cấp chưa đủ để cạnh tranh, chỉ đủ để qua vòng sơ khảo mà thôi”.
-----Nguồn Internet-----

Học nghề dễ kiếm việc hơn tốt nghiệp Đại học

Không nhất thiết các cơ sở dạy nghề đều phải nâng cao hệ đào tạo lên Cao đẳng hay đại học bởi hiện nhu cầu lao động có nghề trong xã hội còn rất lớn. Đó là nhận định của bà Nguyễn Hải Vân, Phó cục trưởng Cục Việc làm, Giám đốc Trung tâm quốc gia Dự báo và thông tin thị trường lao động về thực tế nhu cầu lao động tại Việt Nam hiện nay.
Nghịch lý thiếu và thừa
Trước thông tin, kể từ năm nay, tất cả các hệ thống giáo dục dạy nghề bao gồm trung cấp công nhân, cao đẳng nghề đều có thể liên thông lên đại học. Học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề được thi lên hệ cao đẳng nghề của trường, thi vào các trường cao đẳng, đại học khác. Bà Vân cho rằng, học sinh và các cơ sở dạy nghề cần cân nhắc và khảo sát về nhu cầu của xã hội.
Học nghề dễ kiếm việc hơn tốt nghiệp Đại học
Bởi hiện lực lượng qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ ở nước ta chỉ chiếm 24,7% dù có cộng thêm số lượng nhân lực theo dạng được truyền nghề từ các nghề truyền thống thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng từ các khu công nghiệp đang phát trển rất nhanh trên toàn quốc. Giải thích về nghịch lý đang diễn ra, trong khi nhiều khu vực sản xuất liên tục kêu than “khát” nhân lực, thì số lao động thất nghiệp trên toàn quốc vẫn còn khoảng 2%, riêng khu vực thành thị có tới 5% số lao động không có việc làm, bà Vân đưa ra thống kê: Trong số này chiếm không nhỏ là đối tượng đã tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học. Nguyên nhân do những đối tượng đã tốt nghiệp ở trình độ cao đều muốn làm việc ở những đơn vị sử dụng chuyên môn đã được đào tạo. Tuy nhiên, ở nhiều đơn vị lượng cung đã vượt quá cầu quá lớn. Vì thế số dư dôi đó phải loay hoay đi tìm việc khác phù hợp với mình. Số còn lại do trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu của nơi tuyền dụng nên cũng trong tình cảnh thất nghiệp.
“Trong khi đó, số lao động đã qua đào tạo nghề rất ít khi thất nghiệp bởi ngay từ khi còn học trong trường họ đã nhận được thông tin cần tuyển từ các nhà máy, khu chế xuất.
Khó khăn giải quyết vấn nạn “thừa thầy thiếu thợ”
Tình trạng thừa thầy, thiếu thợ vẫn diễn ra từ nhiều năm nay. Thời gian gần đây, Chính phủ cũng đã chỉ đạo ngành lao động đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề trên toàn quốc”- Bà Vân nói. Một trong những hoạt động nhằm tăng cường cơ hội để cung và cầu về lao động trong xã hội tiến đến gần nhau hơn, sàn giao dịch việc làm do ngành lao động quản lý cũng đã được triển khai. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước đều có các sàn giao dịch việc làm. Trong đó, có 44 sàn đang hoạt động định kỳ, thường xuyên với tần suất 1 phiên/tháng, nhiều trung tâm tổ chức sàn giao dịch việc làm với tần suất 2 phiên/tháng.


Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia các sàn giao dịch việc làm hoạt động  chưa có hiệu quả. Thống kê mới nhất từ hoạt động cho thấy: Tỷ lệ tìm việc qua trung tâm mới chỉ đạt 14%; tỷ lệ người sử dụng lao động qua trung tâm cũng mới chỉ đạt 16,4%. Chỉ có ở những thành phố lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng…người dân mới đến sàn giao tìm việc làm. Người dân ở càng ở vùng sâu vùng xã thì cơ hội tiếp cận với thông tin việc rất ít ỏi. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn thực trạng số lao động không có nghề hoặc không có việc làm ở nước ta vẫn ở mức cao.
“Chúng tôi đã thực hiện việc chuyển thông tin từ sàn giao dịch trung tâm xuống các vệ tổ chức vệ tinh cấp quận,huyện để người lao động địa phương có nhiều cơ tiếp cận thêm với việc làm hơn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể thực hiên được khảo sát, có bao nhiêu người biết ở địa phương mình cũng có có Trung tâm giới thiệu việc làm qua sàn giao dịch”- Bà Vân cho biết. Dù vậy kết quả thực hiện thành công đến đâu cần có thực tế để chứng minh. Hiện tại nhiều các doanh nghiệp khẳng định họ thường xuyên tự tuyển dụng nhân lực bằng nhiều cách khác nhau, chứ dám trông chờ  nhiều từ nguồn qua sàn giao dịch.


-----Nguồn Internet-----

Những cách làm giàu không cần bằng đại học

Xã hội phát triển khiến các quan niệm thay đổi theo thời gian. Nếu như cách đây 15-20 năm, tấm bằng đại học là chiếc vé duy nhất lên tầu thành công cho giới trẻ thì nay còn nhiều loại vé dành cho bạn trẻ bước lên chuyến tầu này.

Nhìn trái chiều, hiện tượng sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp dài dài tại các thành phố lớn, sinh viên dấu bằng xin những công việc binh thường trong xã hội, sinh viên đi học nghề lại bỏ bằng đại học. Quan trọng hơn nữa là các bạn thanh niên sống mòn với những công việc trái ngành nghề đào tạo hoặc không phù hợp niềm đam mê. Tất cả những thông tin đó khẳng định sự thật hiển nhiên – tấm bằng đại học không còn là con đường thành công duy nhất của mỗi cá nhân trong tổng số gần 90 triệu người dân Việt Nam.

Một suy nghĩ đơn giản nếu như toàn bộ xã hội Việt Nam toàn bộ dân tốt nghiệp bằng đại học và điều gì sẽ xảy ra. Xã hội có phân chia lao động và mỗi cá nhân có năng lực, sở thích và hoàn cảnh gia đình để tìm cho mình một con đường thành công. Con đường thành công của mỗi cá nhân không nhất thiết được lập trình bằng một công thức một cho tất cả - đại học. Các bạn trẻ cần nhận thức con đường thành công chỉ xảy ra khi nó phát huy và phù hợp với bản thân năng lực, tính cách, điều kiện gia đình và các yếu tố khác của các bạn. Thành công giống nhau nhưng con đường tới thành công có muôn hình vạn trạng. Các bạn trẻ có thể cân nhắc những nẻo đường sau đây không nhất thiết cần bằng đại học.

01- Đi làm ngay: Sự thật trong xã hội có rất nhiều nghề các bạn trẻ có thể đi làm sau khi tốt nghiệp lớp 12 hoặc thậm chí cấp 2. Các nghề này yêu cầu các kỹ năng, năng lực căn bản cho người lao động trên 18 tuổi. Để thành công trong nghề này các bạn chỉ cần chăm chỉ, kỷ luật, tận tụy trong công việc. Các công việc có thể là một số dịch vụ căn bản như bán hàng, trông coi tiệm net hoặc một số nghề đơn giản có thể vừa học nghề vừa làm như nghề in lụa, phụ nấu ăn v/v. Các bạn trẻ xuất thân từ các gia đình không có điều kiện kinh tế nên tập trung cho lựa chọn này càng nhanh càng tốt.
Những cách làm giàu không cần bằng đại học  - Ảnh 1
02- Học một nghề đơn giản: Nếu như các bạn trẻ có điều kiện đầu tư hơn và có thiên hướng một nghề cụ thể phù hợp, các bạn có thể đang ký học các chương trình đào tạo ngắn hạn nghề từ 4-6 tháng ví dụ nghề bán hàng, nghề sửa chữa máy tính, phục vụ phòng. Các nghề này có đặc điểm chung đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống và không đòi hỏi kỹ năng, kiến thức và tay nghề cao. Các bạn trẻ thực hiện chọn lựa này cần xem xét thật sự mình có yêu thích và gắn bó trong khoảng thời gian 1-2 năm với nghề hay không. Các bạn trẻ cũng có thể sử dụng giải pháp này cùng với việc luyện thi đại học cho năm kế tiếp
03- Học nghề dài hạn- trung cấp nghề: Nếu thật sự các bạn trẻ có đam mê và năng khiếu về một nghề nào đó, các bạn có thể mạnh dạn đăng ký các chương trình nghề dài hạn có thời gian đào tạo từ 1 năm trở lên. Có một giải pháp tương tự đó là các bạn đi làm tại các cơ sở và học nghề khi làm. Nghề sửa chữa xe máy hoặc làm tóc là những ví dụ cụ thể cho trường hợp này. Quan trọng trong học nghề dài hạn đó là bạn phải thật sự đam mê và yêu mến nghề bạn đã chọn lựa. Nếu như bạn không có tận tụy trong việc học nghề dài hạn, các bạn sẽ thất bại.
04- Tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình: Kế tục và phát triển cơ sở kinh doanh của gia đình không phải là một chọn lựa tồi. Cơ sở kinh doanh đã giúp nuôi sống gia đình bạn và chính bạn. Các bạn nên cân nhắc việc tham gia thật sự sâu sắc trong công việc kinh doanh của gia đình. Mọi cá nhân trong xã hội đều có chung mẫu số thực hiện các công việc lương thiện nhằm tạo giá trị cho bản thân và xã hội. Quản lý kinh doanh cho gia đình sẽ tạo cho các bạn những thuận lợi tốt cho khởi nghiệp sau này.
05- Khởi nghiệp: Đây cũng là một lựa chọn cho các bạn trẻ có điều kiện. Nếu như các bạn có nguồn tài chính và có thiên bẩm kinh doanh. Tuy nhiên đây cũng là lựa chọn rủi ro nhất vì các bạn phải đầu tư và khả năng thành công của cá nhân tốt nghiệp cấp 3 trong khởi nghiệp là khá thấp do các bạn chưa có kinh nghiệm, trải nghiệm và các kiến thức căn bản.
06- Học cao đẳng: Đây là lựa chọn gần với học đại học nhiều nhất. Tuy nhiên nó cũng sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro tương tự như học đại học. Các bạn cần phải đánh giá nhu cầu 2-3 năm nữa của ngành các bạn đang học, năng lực thật sự của mình có phù hợp với ngành chọn lựa hay không. Quan trọng hơn chương trình cao đẳng các bạn định học có nằm trong những chương trình tốt hay không. Các lựa chọn khác có thể cho phép các bạn vừa làm vừa luyện thi. Lựa chọn học cao đẳng sẽ giới hạn việc bạn học thi đại học cho năm tới do chương trình học cao đẳng thật sự cũng áp lực không kém việc học đại học.
07- Thi lại đại học: Tất nhiên lựa chọn cuối cùng đó là thi đại học năm sau. Giải pháp này cần các bạn trẻ đánh giá hướng nghiệp , tình hình tài chính gia đình và khả năng thi đỗ của bản thân sau một năm. Luyện thi đại học lại cũng có những thuận lợi khi các bạn có nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên các bạn sẽ phải đối mặt các thách thức về tâm lý, chi phí đầu tư gia đình và sự ủng hộ của gia đình và bạn bè.

Không vào đại học không có nghĩa là hết cửa. Chẳng qua các bạn chậm hơn một năm để chuẩn bị thi lại hoặc xác định cho mình những con đường khác dẫn tới thành công cho bản thân. Các bạn đang ở tuổi 17-19 và còn 30-40 năm trước mặt trong cả cuộc đời. Tại sao chỉ có một sự kiện nhỏ nhoi các bạn và gia đình đánh mất cơ hội thành công cho cả cuộc đời của mình. Điều quan trọng nhất các bạn hãy xác định những lựa chọn thông qua đánh giá cá nhân, gia đình và các yếu tố hoàn cảnh khác để chọn ra cho mình một con đường phù hợp nhất. Các bạn trẻ có thể vừa đi làm vừa ôn thi đại học. Có thể nghỉ hẳn ở nhà để luyện thi hoặc nhiều con đường khác nhau.
Tuy nhiên theo con đường nào các bạn trẻ cũng cần phải suy nghĩ chọn lựa cẩn thận, tư duy tích cực, chăm chỉ học hoặc hành, tận tụy trong cuộc sống, tránh xa những tiêu cực sống lành mạnh, thành công chắc chắn sẽ lại tới các bạn trẻ. Chúc các bạn trẻ thành công.

-----Nguồn Internet-----

Hướng nghiệp cho học sinh lớp 9: Rộng cửa trường nghề


Năm 2014, tổng chỉ tiêu tuyển sinh bậc trung cấp trên toàn quốc khoảng 2 triệu học sinh. Tất cả các trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và trung cấp nghề hiện nay đều không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển từ học bạ THPT hoặc THCS. Đây là hướng đi mới cho thí sinh học những ngành, nghề xã hội đang cần. Năm nay, với hàng trăm ngàn chỉ tiêu vào trung cấp, thí sinh sẽ tiếp tục có nhiều hơn cơ hội được học nghề, nhất là đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS.

Hãy chọn cho mình một hướng đi đúng, phù hợp đề vững bước vào đời


Chọn hướng đi đúng

Sự lựa chọn “khôn ngoan” cho những học sinh không vào được lớp 10 công lập chính là các trường trung cấp nghề. Đã đến lúc phụ huynh phải chọn trường theo khả năng, sở thích của học sinh chứ không phải của bản thân cha mẹ. Nếu thấy con mình từ lớp 1 đến lớp 9 gặp quá nhiều khó khăn về việc học văn hóa thì sau khi tốt nghiệp THCS nên hướng cho con theo học tại các trường nghề. Bởi, cho dù có may mắn vào học lớp 10 công lập thì trầy trật lắm các em cũng chỉ tốt nghiệp được THPT, khó có thể đậu CĐ hay ĐH. Lúc đó, phụ huynh cũng phải cho các em đi học nghề. Vậy nên hãy chọn cho mình một hướng đi đúng đắn ngay từ bây giờ, đó là học nghề. Thêm vào đó, hiện nay nhiều trường dạy nghề có liên thông lên CĐ, ĐH, đây cũng là cơ hội tốt cho những ai muốn phấn đấu học lên nữa.

Vẫn nhiều cơ hội

Việc phân luồng sau THCS nếu có hiệu quả, hàng trăm ngàn học sinh không phí thời gian và tiền bạc học 3 năm THPT để rồi cuối cùng cũng không đậu tốt nghiệp. Trong khi đó, bình quân 80 - 90% học sinh trường trung cấp nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức thu nhập tốt. 

Gần đây, một số hoạt động liên quan đến việc phân luồng học sinh của các phòng giáo dục cũng đã được các trường TCCN, trường nghề hưởng ứng mạnh mẽ. 

Trong nhiều trường hợp, chọn “con đường vòng” còn giảm bớt vất vả, hy sinh cho gia đình, nhưng về lâu dài vẫn thực hiện được ước mơ. Sau khi học xong trung cấp, học sinh có nhiều hướng đi để lựa chọn: hoặc đi làm nghề để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình, thậm chí làm giàu; hoặc có thể thi thẳng vào một trường CĐ, ĐH chính quy nào đó nếu thấy cần phải chuyển sang ngành khác. Nếu không, các em có thể thi vào các chương trình liên thông lên CĐ, ĐH. Đường vào học trung cấp đang rộng mở. Năm học này, trường trung cấp nghề công nghệ thông tin TM.Computer đang rộng cửa chào đón các em với nhiều chỉ tiêu tuyển sinh, cơ sở vật chất rất tốt và đào tạo nhiều ngành nghề đa dạng.

Trong những buổi tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh chúng tôi luôn nuôi ước mơ cho học sinh bằng thông tin: tốt nghiệp trung cấp nghề học sinh vẫn có thể dự thi ĐH, CĐ, có thể học tập liên thông lên CĐ tại trường. Trong thực tế, có khi học sinh của các trường THPT dù đủ điều kiện để dự thi ĐH, CĐ nhưng không phải em nào cũng đậu và chuyện có thể thi đậu ĐH, CĐ của học sinh hệ trung cấp cũng vậy. Tuy nhiên, ngay cả khi không đậu vào ĐH, CĐ, hy vọng các em đã hoàn thành hệ trung cấp nghề cũng có được một nghề để làm hành trang vào đời. Quyết định chọn con đường học trung cấp là sự lựa chọn đúng. Sau 2 - 3 năm học trung cấp, người học có thể học liên thông 1,5 năm nữa để lấy bằng Cao đẳng, và học liên thông lên bậc học cao hơn hoặc có thể tìm việc làm ngay để tự trang trải chi phí học liên thông vào buổi tối....

Những nghề "Hot" không cần bằng Đại học


Những nghề sau đây được đánh giá là tốt nhất cho những ứng viên chỉ có bằng tốt nghiệp phổ thông.
Việc thiếu một tấm bằng đại học không có nghĩa là bạn không thể tìm được một công việc tốt bởi trong điều kiện thị trường việc làm ít biến động như hiện nay, cơ hội dành cho những người chỉ tốt nghiệp phổ thông đang có xu hướng gia tăng đều đặn.
Dưới đây là những công việc “hot” không cần đến bằng đại học theo báo cáo mới nhất của Cục thống kê lao động Mỹ:

1. Trợ lý hành chính



cao dang nghe
Trợ lý hành chính không cần đến tấm bằng đại học mà chủ yếu cần sự nhanh nhẹn, cẩn thận - (Ảnh minh họa)

Những người tốt nghiệp phổ thông có thể vào làm những công việc văn phòng cơ bản với các kỹ năng về máy tính, máy in, máy photocopy… Thông qua các chương trình giáo dục dạy nghề ở trường, các bạn đều có thể học được những kiến thức cần thiết để làm nghề này.

2. Thợ sửa ô tô
Đây cũng là một lĩnh vực nghề nghiệp không đòi hỏi phải có bằng đại học bởi bạn hoàn toàn có thể qua các lớp học nghề, học việc ngay tại các xưởng sửa chữa ô tô. Nghề này đòi hỏi khá nhiều về sức khỏe, tính cần cù, chịu khó thay vì đề cao bằng cấp.

3. Nhân viên kế toán
Để trở thành kế toán trưởng hay một chuyên viên kế toán siêu sao thì có lẽ phải cần trải qua trình độ đai học, cao học. Tuy nhiên, với vị trí nhân viên kế toán, bạn có thể học qua các lớp đào tạo chứng chỉ trong ngắn hạn vẫn có thể làm được việc mà thu nhập cũng không đến nỗi tồi.

4. Thợ chế tạo cơ khí
Lĩnh vực chế tạo cơ khí cũng không đòi hỏi về bằng cấp mà cần đến kinh nghiệm và được truyền từ người này qua người khác. Qua thời gian học hỏi từ những người thợ lành nghề, những người mới sẽ dần tích lũy kinh nghiệm cho mình để nâng cao dần khả năng, từ đó mức thu nhập cũng tăng lên

cao dang nghe
Nghề thợ cơ khí cần nhiều đến kinh nghiệm và kỹ năng thực tế chứ không phải lý thuyết suông - (Ảnh minh họa)

5. Thợ sửa điện
Cũng như sửa ô tô xe máy, thợ sửa điện cũng không cần phải có tấm bằng đại học mà chủ yếu là học nghề. Phần lý thuyết về các mạch điện, cách xử lý đa số đều có trong chương trình trung học, phổ thông. Chỉ cần có thời gian thực hành là có thể trở thành thợ sửa điện lành nghề.

6. Tạo mẫu tóc
Những tiệm làm đầu thường được yêu càu phải có đủ điều kiện về giấy phép, nhân viên phải tốt nghiệp một chương trình, khóa đào tạo nào đó về thẩm mỹ thay vì yêu cầu bằng đại học.

7. Thợ sữa ống nước
Đây cũng là một lĩnh vực ứng viên có thể học trong một thời gian ngắn, dài nhất cũng chỉ khoảng 1 năm.

cao dang nghe
Nhân viên lễ tân yêu cầu ngoại hình và khả năng giao tiếp hơn là những kiến thức cao siêu trong trường đại học - (Ảnh minh họa)

Lễ tân thường đòi hỏi phải có ngoại hình khá cộng với khả năng giao tiếp lưu loát, khéo léo với giọng nói nhẹ nhàng, dễ nghe. Nhân viên lễ tân cần nhanh nhẹn, thành tạo tin học văn phòng và hiểu rõ các thủ tục thích hợp dành cho khách hàng. Những điều này không có trường học nào đào tạo mà do sự tích lũy, đúc kết từ cuộc sống mà nên.

9. Chuyên viên phát triển website
Thiết kế, lập trình trang web đều có thể tự học hoặc thông qua các trung tâm đào tạo chứng chỉ. Bạn chỉ cần học qua một khóa học cơ bản rồi tự tìm tòi thêm. Đây là lĩnh vực đòi hỏi đến năng khiếu, sự nhanh nhạy của cá nhân, bằng đại học không phải là vấn đề.

-----Nguồn Internet-----

Kiểm soát cảm xúc của nhân viên


Cảm xúc mạnh mẽ là nguyên nhân và cũng là kết quả của một cuộc xung đột (mâu thuẫn). Những người trong cuộc xung đột có nhiều cảm xúc mạnh và thường là những cảm xúc tiêu cực. Những cảm xúc thường ẩn trong các vấn đề tranh luận. Những cảm xúc là có thật và phải được tìm hiểu để cùng nhau giải quyết mâu thuẫn giữa những người liên quan.
Duy trì việc kiểm soát cảm xúc khi chúng ta giải quyết các cuộc xung đột có lẽ là bước quan trọng nhất và khó khăn nhất. Mọi người có thể làm giảm sự phát triển của những quan điểm tiêu cực bằng tìm hiểu từ quá trình giận dữ, tạo sự lựa chọn thay thế lành mạnh để loại bỏ phản ứng ấy và tạo ra cuộc đối thọai để thảo luận vấn đề trong khi duy trì cảm xúc. Đây là một số hành động để cố gắng duy trì kiểm soát:

1. Ngưng lại và nguội lạnh: Thật không tốt khi cứ cố gắng nói chuyện về những vấn đề tranh cãi khi cả hai bên gặp chuyện buồn bã. Ta luôn cần một ít thời gian để cho cơn nóng giận dịu đi. Hãy đến với nhau khi mỗi bên đã đạt được trạng thái cân bằng.

2. Để cho mọi người cùng nói và lắng nghe nhau: Hãy chắc chắn rằng không ai đang trốn tránh vấn đề. Giữ cho mọi người cùng nói chuyện và thể hiện chính họ một cách trung thực và cởi mở.

3. Tìm ra cái mà họ cần: Đôi khi những cuộc thảo luận có thể tập trung vào những vấn đề phàn nàn hơn là phát triển giải pháp. Xác định cái mà người ta cần trong tình huống này và tìm cách đưa ra giải pháp thỏa mãn.

4. Động não tìm ra các giải pháp: Mọi người sẽ có tầm nhìn của riêng họ về những kết quả ấy. Thách thức cần tránh là khiến mọi người nghe theo các giải pháp cho sự xung đột từ một phía và kêu gọi đóng góp giải pháp từ mọi người.

5. Hãy nghĩ đến một ý tưởng để mọi người có thể chung sống: Một trong những cách để phá vỡ những cảm xúc tiêu cực là tìm ra những cách giải quyết mà tất cả mọi người đều cảm thấy cân bằng trong hoàn cảnh đó.

6. Tạo kế hoạch và thực hiện nó: Để chắc rằng cuộc xung đột không còn quay trở lại nữa thì bạn phải làm một bản kế hoạch chi tiết. Làm việc cùng nhau sẽ giữ những cơn tức giận ở mức tối thiểu.

-----Nguồn Internet-----